HomeQuảng BìnhQuảng Bình, Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó mưa, lũ sau...
spot_img

Related Posts

Featured Artist

Kaleb Đen

Painter

Kaleb bắt đầu cuộc phiêu lưu này cách đây 7 năm, khi chưa có tiếng nói thực sự nào bảo vệ môi trường. Những kiệt tác của anh thúc đẩy việc cứu Trái Đất.

Quảng Bình, Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó mưa, lũ sau bão

Tại Quảng Bình, mưa to gây ngập diện rộng các huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh và thành phố Đồng Hới. Lực lượng chức năng đã tích cực giúp người dân vượt lũ.

Ứng cứu giúp dân kịp thời

Với người dân hai huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh của tỉnh Quảng Bình, đợt mưa lũ lịch sử tháng 10/2020 đã để lại cho họ bài học lớn về kinh nghiệm ứng phó thiên tai. Trước hết là từ việc xây dựng nhà ở đều chọn mốc vượt lũ năm 2020 để thi công, vì thế chỉ riêng thôn Lộc An, xã An Thủy trong vòng một năm qua, có 21 ngôi nhà mới được xây dựng khang trang, kiên cố và đều có hai tầng hoặc chòi vượt lũ.

Cùng với đó, nhiều nhà phòng tránh lũ cộng đồng cũng được xây dựng hai tầng để làm nơi tránh trú lũ lụt cho hàng trăm người. Tiếp đó, mùa vụ sản xuất và tập quán chăn nuôi, trồng trọt đều được bố trí để né mùa mưa lũ nhằm giảm thiệt hại. Ở từng khu dân cư, các đội xung kích phòng chống thiên tai được thành lập làm nòng cốt cho việc tuyên truyền, tổ chức di dời người dân khi cần thiết.

Trong từng gia đình, vật dụng đắt tiền, phương tiện đi lại được chủ động kê kích lên cao hoặc gửi ở nơi không bị ngập nước; mỗi gia đình đều tự sắm thuyền nhôm hoặc đóng bè chuối để đi lại trong từng ngõ xóm trong khi nước dâng. Miệng giếng khơi thì được phủ kín bằng tấm ni-lông trước khi nước lũ ập đến, sau khi nước rút, nước sạch trong giếng vẫn sử dụng bình thường.

Ông Nguyễn Lâm ở thôn Lộc An, cho biết, mới sáng 27/10, nước sông Kiến Giang đang ở mức thấp, đồng ruộng cũng chưa đầy nước, thế mà 15 giờ chiều cùng ngày, nước đã dâng ngập bờ, tràn vào làng xóm và ngập lụt nhà cửa. Mọi thứ ở nhà ông Lâm, kể cả mấy con gà cũng được chuyển lên tầng 2 cho nên gia đình yên tâm, bình tĩnh ứng phó mưa lũ. “Vận chuyển, kê kích tài sản, vật dụng lên cao thì cũng mệt nhưng quen rồi và chủ động như vậy thì mới giảm thiệt hại do lũ gây ra” – ông Lâm chia sẻ.

Huyện Lệ Thủy có nhiều nhà bị ngập nhất tỉnh Quảng Bình với 12.361 căn, trong đó khoảng 1/3 số nhà bị ngập hơn 1m. Huyện Quảng Ninh có 4.897 nhà bị ngập, sâu nhất tại các xã ven sông Kiến Giang và sông Long Đại. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Thái Thủy (huyện Lệ Thủy) Lê Thuận Văn cho biết, lũ lụt đã làm một thanh niên tình nguyện làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại khu vực hạ lưu đập chứa nước Thanh Sơn không may bị nước cuốn trôi. Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Duy Ninh (huyện Quảng Ninh) Lê Văn Đặng, xã có địa hình trũng thấp cho nên nước lũ từ sông Kiến Giang hợp lưu với sông Long Đại đổ về nhanh đã làm gần 1.500 hộ dân bị ngập, trung bình ngập sâu từ 80 cm đến 1 m, có nơi sâu hơn 1,5 m.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Lệ Thủy Nguyễn Hữu Hán cho biết, ngay khi bão số 6 đổ bộ vào đất liền thành phố Đà Nẵng, gây mưa to ở Quảng Bình, chính quyền các xã biên giới Kim Thủy và Lâm Thủy phối hợp Đồn Biên phòng Làng Ho rà soát và tổ chức di dời 89 hộ, với 333 nhân khẩu ở các bản đến nơi an toàn. Bộ đội Biên phòng chủ động chuẩn bị các nhu yếu phẩm như mì ăn liền, lương khô, chăn màn cấp phát cho người dân tạm trú tại trường học bảo đảm đủ no và đủ ấm.

Đáng chú ý, do lũ đầu nguồn đổ về quá lớn cho nên đập hồ Dạ Lam ở xã Thái Thủy có nguy cơ bị vỡ. Ngay trong sáng 27/10, chính quyền xã Thái Thủy đã huy động lực lượng công an, dân quân và xung kích của xã di dời toàn bộ 85 hộ dân ở vùng hạ du đến nơi an toàn. Trong đêm 27/10, tại các xã, thị trấn vùng thấp trũng, hàng chục hộ dân đã di dời từ nhà thấp sang nhà kiên cố, cao tầng hoặc đến nhà tránh lũ cộng đồng.

Cũng trong đêm 27/10, nước lũ lên nhanh, có những hộ dân ở huyện Lệ Thủy và huyện Quảng Ninh chủ quan, chậm di dời cho nên bị ngập sâu phải kêu gọi cứu hộ. Các tổ, nhóm phản ứng nhanh của Công an các huyện, Công an xã đã có mặt kịp thời để hỗ trợ người dân. Bí thư Đảng ủy xã Lộc Thủy Phan Đình Tư cho biết, trong đêm tối và nước chảy xiết, các cán bộ, chiến sĩ Công an xã chèo xuồng, bơi thuyền nhỏ vào từng lối xóm, ngõ nhỏ, chiếu đèn gọi hỏi, tìm kiếm các hộ gia đình cần trợ giúp để hành động. Trung tá Hồ Nam, Trưởng Công an xã Cam Thủy, huyện Lệ Thủy chia sẻ: “Chúng tôi có bảy người, phải chia nhau ra nhiều địa điểm để hỗ trợ người dân trong đêm. Ai thấy nguy hiểm gọi là chúng tôi có mặt ngay”.

Trước diễn biến phức tạp của mưa lũ, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm chỉ đạo hai huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh chủ động triển khai các phương án theo phương châm “4 tại chỗ”, lực lượng chức năng trực ban suốt 24 giờ trong ngày để xử lý các tình huống phức tạp, phát sinh.

Với “rốn lũ” Lệ Thủy, nơi nước thường ngập nhanh, rút chậm, lãnh đạo tỉnh Quảng Bình lưu ý lãnh đạo các địa phương cần bám sát địa bàn để hỗ trợ lương thực, nước uống, thuốc men khi cần thiết; tuyên truyền, vận động nhân dân không đi lại bằng ghe xuồng không bảo đảm an toàn để phòng tránh tai nạn. Các địa phương cũng chủ động khi nước rút khẩn trương vệ sinh môi trường, cung cấp nước sinh hoạt, bảo đảm trường lớp cho học sinh đến trường an toàn.

Chạy đua với thời gian, khắc phục sạt lở bờ biển

Mưa lớn kết hợp triều cường do ảnh hưởng của bão số 6 tại Thừa Thiên Huế làm khoảng 10 km bờ biển sạt lở nghiêm trọng, nhất là tại khu vực đập Hòa Duân (đoạn giáp ranh giữa phường Thuận An (thành phố Huế) và xã Phú Thuận (huyện Phú Vang). Tỉnh Thừa Thiên Huế công bố tình trạng khẩn cấp về sạt lở bờ biển, đồng thời khẩn trương huy động hàng trăm cán bộ, chiến sĩ khắc phục tình trạng hậu quả nghiêm trọng do thiên tai.

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng và lực lượng Quân đội tỉnh Thừa Thiên Huế huy động hàng trăm cán bộ, chiến sĩ dùng hàng nghìn mét vải lọc, hàng trăm khối đất đá; phối hợp lực lượng dân quân địa phương để khẩn trương khắc phục hậu quả sạt lở vùng ven biển.

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, các đợt thiên tai trong tháng 9 đến tháng 10/2024, đã ảnh hưởng trực tiếp, gây thiệt hại đoạn bờ biển dài khoảng 1.000m, sạt lở nặng dài khoảng 300m nằm ở khu vực bãi tắm Thuận An-Phú Thuận, ăn sâu vào đất liền từ 70m đến 100m, gây nguy cơ mất an toàn cho tuyến đường liên xã, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch và các hộ dân thuộc xã Phú Thuận, huyện Phú Vang và phường Thuận An.

Những ngày qua, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ đã huy động hơn 2.350 m2 vải lọc, 700 m3 đá hộc và hàng nghìn bao cát khẩn trương bồi đắp, hàn khẩu dải bờ biển khu vực cửa biển Hòa Duân cũ bị sạt lở nghiêm trọng.

Đại tá Phan Thắng, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: Tại vị trí xung yếu này, trong 4 ngày qua, lực lượng vũ trang tỉnh cùng lực lượng tại chỗ đã huy động hơn 2.000 ngày công để gia cố chống sạt lở bờ biển nhằm giảm thiệt hại người dân.

Đến nay, gần 1 km bờ biển bị xâm thực nặng tại khu vực giáp ranh giữa xã Phú Thuận và phường Thuận An đã được gia cố, bồi đắp, hàn khẩu bằng đá hộc, bao cát để ngăn chặn nguy cơ tiếp diễn sạt lở do mưa lớn, triều cường, sóng to; cắm biển cảnh báo, khoanh vùng nguy hiểm, bố trí nhân lực hướng dẫn người dân qua lại an toàn.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang) Nguyễn Quang Dân cho biết, tại điểm sạt lở này, do triều cường dâng cao, bờ biển bị xâm thực mạnh, bề ngang mảnh đất này chỉ còn khoảng 250m. Tình hình sẽ xấu đi, cửa biển mới có thể lại xuất hiện nếu thời tiết tiếp tục diễn biến xấu. “Gần 1.000m3 đá các loại đã được người dân, lực lượng vũ trang chất dọc theo bờ biển để giảm tác động của sóng”, ông Dân chia sẻ. Theo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế, do bão, khu vực biển Thuận An (phường Thuận An) tiếp tục bị sạt lở nghiêm trọng với chiều dài khoảng

100 m, chiều sâu hơn 50m. Để khẩn trương khắc phục, trong hai ngày 25 và ngày 26/10, Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Thuận An, Hải đội 2 (thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế) đã huy động cán bộ, chiến sĩ phối hợp các lực lượng và nhân dân địa phương xếp hơn 3.000 bao cát gia cố khu vực bị sạt lở.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương yêu cầu Ủy ban nhân dân huyện Phú Vang và thành phố Huế khẩn trương huy động lực lượng, phương tiện phối hợp theo dõi thường xuyên hiện trường sạt lở; huy động các nguồn lực xử lý ngay từ giờ đầu, hạn chế tình trạng sạt lở, bảo đảm an toàn tuyệt đối tính mạng và tài sản cho du khách và nhân dân; cắm biển cảnh báo, khoanh vùng nguy hiểm, bố trí lực lượng canh gác, hướng dẫn người dân qua lại. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Công trình nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh chủ trì, lập phương án xử lý sạt lở bờ biển, huy động vật tư, phương tiện của đơn vị thi công có năng lực để phối hợp xử lý khẩn cấp.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hoàng Hải Minh, trước mắt là huy động lực lượng tại chỗ để gia cố, hạn chế sạt lở tại điểm đang bị xói lở nặng; trong một hai ngày tới, tỉnh sẽ có phương án tiếp theo. Về lâu dài, chắc chắn phải có một phương án khác xử lý điểm sạt lở này. Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh cũng yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, thống nhất phương án để xử lý khẩn cấp hiện tượng sạt lở bờ biển; nghiên cứu lập dự án xử lý tổng thể chống sạt lở, xói lở để bảo vệ bờ biển ổn định lâu dài, phục vụ dân sinh, phát triển dịch vụ, du lịch và kinh tế địa phương…

Theo thống kê của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế, trên địa bàn hiện có hơn 14 km bờ biển bị sạt lở nặng, tập trung tại các khu vực như: Xã Phong Hải, xã Điền Hòa-huyện Phong Điền; xã Quảng Ngạn (huyện Quảng Điền); xã Hải Dương (thành phố Huế); các xã Phú Thuận, Phú Hải, Phú Diên, Vinh Thanh (huyện Phú Vang); các xã Vinh Mỹ, Giang Hải (huyện Phú Lộc).



https://nhandan.vn/quang-binh-thua-thien-hue-chu-dong-ung-pho-mua-lu-sau-bao-post839187.html

Địa chỉ Mua Điện thoại iphone, Macbook, Ipad, Apple Watch chính hãng Uy tín nhất, dẫn đầu, được số đông khách hàng chọn lựa: Thế Giới Di Động 127 Trần Hưng Đạo (đối diện Bến xe TP Đồng Hới), tỉnh Quảng Bình

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Latest Posts