HomeXu hướngTrào lưuVị cứu tinh giờ chót của TikTok
spot_img

Related Posts

Featured Artist

Kaleb Đen

Painter

Kaleb bắt đầu cuộc phiêu lưu này cách đây 7 năm, khi chưa có tiếng nói thực sự nào bảo vệ môi trường. Những kiệt tác của anh thúc đẩy việc cứu Trái Đất.

Vị cứu tinh giờ chót của TikTok

Vị cứu tinh giờ chót của TikTok - Ảnh 1.

Ông Trump tự tin có thể giữ lại TikTok ở Mỹ – Ảnh: AFP

Động thái này biến ông Trump thành “thành trì” cuối cùng có cơ may giữ ứng dụng di động được tải nhiều nhất thế giới ở lại đất Mỹ, cũng như củng cố di sản của ông sau này.

Vì sao ông Trump cứu?

Quyết định của ông Trump được đưa ra trong bối cảnh TikTok đang “đua nước rút” để bảo vệ sự tồn tại của mình trên lãnh thổ Mỹ. Theo một đạo luật được Washington thông qua hồi tháng 4, TikTok có thể bị cấm ở Mỹ từ 19-1-2025 nếu ByteDance – công ty mẹ có trụ sở Trung Quốc của mạng xã hội này – từ chối thoái vốn khỏi xứ cờ hoa.

ByteDance kiên quyết từ chối rút khỏi TikTok và đâm đơn kiện đạo luật trên vi phạm quyền tự do ngôn luận hiến định. Tuy nhiên hy vọng lớn nhất của TikTok đang nằm ở Tòa án tối cao Mỹ, sau khi những nỗ lực khiếu nại lên tòa cấp dưới đều thất bại. Giữa bối cảnh bấp bênh, ông Trump giờ chót đột nhiên xuất hiện như vị cứu tinh với TikTok.

Trong đơn kiến nghị được nộp lên Tòa án tối cao ngày 27-12, ông Trump tự tin khẳng định chỉ mình ông “sở hữu kỹ năng đàm phán xuất sắc, sự ủy nhiệm từ cử tri và ý chí chính trị để mang đến một giải pháp vừa cứu (TikTok) vừa giải quyết các lo ngại về an ninh quốc gia đã được chính phủ chỉ ra”.

Ông cũng khẳng định việc cấm TikTok dấy lên “lo ngại toàn diện” về quyền tự do ngôn luận. Tuy nhiên ông không quy kết việc này là vi hiến như lập trường của ByteDance và khẳng định quan điểm của ông không nghiêng về bất kỳ bên nào.

Điều này đánh dấu sự thay đổi 180 độ quan điểm của ông Trump. Chính ông Trump là người đã khơi mào mâu thuẫn giữa TikTok và Chính phủ Mỹ khi lệnh cho ByteDance bán hoạt động TikTok ở nước này trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên. Tuy nhiên trong lần quay lại Nhà Trắng này, ông xuất hiện với tư cách người bạn đáng tin cậy của TikTok.

Ngày 22-12, ông Trump đã công khai thừa nhận việc TikTok góp phần không nhỏ vào việc ông thắng cử tổng thống nhiệm kỳ 2. Trước mặt nhiều thành viên bảo thủ của Đảng Cộng hòa, ông tuyên bố đã nhận được hàng tỉ lượt xem TikTok trong quá trình tranh cử, qua đó gửi gắm thông điệp của ông đến một bộ phận đông đảo cử tri trẻ. Điều này khiến ông Trump càng mong muốn giữ TikTok và ảnh hưởng của mình qua mạng xã hội này.

Hiện ông Trump chưa nêu rõ sẽ theo đuổi cách tiếp cận như thế nào để đạt mục tiêu kép giữa TikTok và an ninh quốc gia. Tuy nhiên sự can thiệp công khai của tổng thống đắc cử vẫn được xem là “cơn mưa lành” đối với TikTok khi nhìn chung Tòa án tối cao hiện tại là cơ quan có ít nhiều sự ưu ái dành cho ông Trump.

Mặt khác, hành động của ông Trump sẽ đặt ông vào thế đối đầu trực tiếp với nhiều thành viên kỳ cựu của Đảng Cộng hòa, trong đó có lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện Mitch McConnell và Thượng nghị sĩ Marco Rubio – ứng viên ngoại trưởng do ông Trump chọn.

Hành động “rất Trump”

Nhiều nhà phân tích đánh giá hành động trên của ông Trump mang đậm màu sắc đặc trưng của vị chính khách này. Về bản chất, dù đã đứng ở vị trí cao nhất trong nấc thang chính trị Mỹ, ông Trump vẫn là một nhà kinh doanh từ trong máu. Ông luôn tự hào khi sở hữu tài năng thương lượng xuất chúng cùng khả năng chi phối truyền thông thượng thừa.

Những kỹ năng này từng giúp ông biến cơ ngơi vài trăm triệu USD thừa hưởng từ gia đình thành tập đoàn bất động sản hàng tỉ USD. Giờ đây, chúng lại giúp ông hai lần thắng cử tổng thống Mỹ. Một thỏa thuận kép như ông Trump đang theo đuổi sẽ là minh chứng cho tài năng lãnh đạo của tổng thống đắc cử, nhất là khi ông đã nhanh chóng hoàn thành điều mà Washington phải loay hoay trong nhiều năm.

Bên cạnh đó TikTok đã trở thành kênh truyền thông quan trọng giúp ông Trump kết nối với hơn 170 triệu người dùng TikTok ở Mỹ, rất đông trong đó là cử tri trẻ. Trong quá khứ ông từng gặp khó trong việc kết nối với bộ phận này, và giờ đây chắc chắn không muốn mất “cầu nối” quý giá trên.

Điều này càng có giá trị khi ông Trump có thể ghi điểm trong mắt cử tri là người giữ vững lời hứa “cứu TikTok” trong quá trình vận động tranh cử. Khảo sát được Trung tâm nghiên cứu Pew thực hiện trong năm 2024 cho thấy có đến 59% người Mỹ dưới 30 tuổi đang sử dụng TikTok và chỉ 32% người trưởng thành nước này ủng hộ việc cấm mạng xã hội này.

Với tất cả sự khó đoán của mình, ông Trump vẫn khát khao được lưu danh là tổng thống vĩ đại trong lịch sử Mỹ. Việc đấu tranh cho TikTok dưới bóng ngọn cờ tự do ngôn luận có thể phần nào giúp ông gỡ gạc những hình ảnh xấu và củng cố di sản của mình về sau.

TikTok nói gì về chuyện bị cấm?

Trong đơn khiếu nại gửi lên tòa án, TikTok khẳng định đạo luật cấm mạng xã hội này là “sự giới hạn quyền phát ngôn lớn chưa từng có”, có thể “bịt miệng rất nhiều người Mỹ sử dụng nền tảng này để trao đổi về chính trị, thương mại, nghệ thuật và các vấn đề quan trọng khác trong xã hội”.

Trong khi đó, Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ lại cho rằng TikTok “hoàn toàn được đăng ký theo pháp luật Mỹ, hoạt động hợp pháp, tuân thủ pháp luật và chịu sự giám sát của Mỹ”. Cơ quan này cho rằng Washington cần tôn trọng những quy tắc của nền kinh tế thị trường và cạnh tranh công bằng, không đối xử bất công với các doanh nghiệp nước ngoài.

Phản hồi những lập luận trên, Tòa phúc thẩm liên bang Mỹ khu vực thủ đô Washington cho rằng đạo luật cấm TikTok nhắm vào quyền sở hữu mạng xã hội này bởi một thế lực đối địch Washington chứ hoàn toàn không liên quan đến những nội dung mạng xã hội này đăng tải. Do đó đạo luật trên không vi phạm quyền tự do ngôn luận.

https%3A%2F%2Ftuoitre.vn%2Fvi-cuu-tinh-gio-chot-cua-tiktok-20241229075612626.htm

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Latest Posts