Ngày 11/1 vừa qua, sự kiện “From Branding to Performance – Lộ trình Brandformance 2025” đã mang đến những giải pháp thực chiến để xây dựng và tối ưu kênh TikTok thương hiệu. Sự kiện, do TCC & Partners phối hợp cùng TikTok tổ chức, đã thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp từ nhiều lĩnh vực khác nhau.
Tại đây, các diễn giả đã chia sẻ những góc nhìn mới mẻ về cách TikTok đang thay đổi hành trình của khách hàng và trở thành công cụ mạnh mẽ từ branding đến performance. Hành trình từ “sai tệp” đến “sát phễu” trên TikTok được giải mã một cách chi tiết, đi kèm với những case-study thực tế từ các thương hiệu lớn.
TikTok – Nền tảng không thể thiếu cho các thương hiệu năm 2025
TikTok đang dần khẳng định vị thế quan trọng trong chiến lược marketing của doanh nghiệp. Với khả năng tiếp cận nhiều phân khúc khách hàng và dẫn dắt từ nhận diện đến chuyển đổi, TikTok không chỉ là nền tảng giải trí và cập nhật tin tức mà còn là “mỏ vàng” để xây dựng thương hiệu và tăng trưởng doanh thu.
Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng tận dụng được tiềm năng của TikTok. Các sai lầm phổ biến như:
- Chưa khai thác TikTok đúng cách, chỉ xem đây là nơi “thử nghiệm.”
- Nội dung quá nặng tính thương hiệu, thiếu tính giải trí và khó thu hút khách hàng.
- Không có định hướng chiến lược dài hạn, dẫn đến hiệu quả kém.
Không chỉ làm giảm hiệu quả đầu tư, những sai lầm này còn khiến doanh nghiệp dễ dàng bị đối thủ vượt qua trong thời điểm bùng nổ nội dung trên mạng xã hội như hiện nay.
Brandformance – Chiến lược tất yếu để không bị bỏ lại phía sau
Tại sự kiện, các diễn giả đã giới thiệu khái niệm Brandformance, một sự kết hợp giữa xây dựng thương hiệu (Branding) và đo lường hiệu quả (Performance). Đây là xu hướng tất yếu giúp thương hiệu vừa xây dựng độ phủ sóng mạnh mẽ, vừa đạt được mục tiêu kinh doanh.
Để cân bằng giữa tính giải trí và màu sắc thương hiệu, doanh nghiệp cần quan tâm đến những yếu tố sau khi xây dựng kênh TikTok:
- Xác định và hiểu rõ đối tượng mục tiêu:
- Xác định rõ họ là ai, họ thích kiểu nội dung như thế nào, và đang quan tâm đến vấn đề gì.
- Đặt câu hỏi: Nội dung của bạn có đang thực sự liên quan và hấp dẫn đối tượng mà bạn hướng tới không?
- Động lực khiến họ quan tâm nội dung: Nội dung có mang lại giá trị, ảnh hưởng, hoặc lợi ích thực tế gì cho họ không?
- Cung cấp giải pháp cho đối tượng mục tiêu: Nội dung trên kênh TikTok doanh nghiệp cần mang đến giá trị cụ thể: giải trí, cung cấp thông tin, hoặc tạo ra cảm giác cần lưu giữ, chia sẻ. Đây chính là điểm mấu chốt giữ chân người xem và tạo nên sự lan tỏa cho nội dung.
Để kênh TikTok phát huy tối đa khả năng của mình, doanh nghiệp có thể cân nhắc hợp tác với các agency TikTok chuyên nghiệp, giúp xây dựng chiến lược TikTok bài bản từ A đến Z, tối ưu hiệu quả cả về thương hiệu lẫn chuyển đổi.
Những bài học thực tế từ Viettel Money và Petour ID
Sự kiện cũng mang đến những case-study đắt giá từ hai thương hiệu đã gặt hái thành công trên TikTok – Viettel Money và Petour ID.
Viettel Money bắt đầu xây dựng kênh TikTok của mình từ con số 0 trong một ngành tưởng chừng khô khan và khó tạo nội dung sáng tạo như Fintech. Tuy nhiên, với chiến lược bài bản cùng sự đồng hành của một agency TikTok là TCC & Partners, Viettel Money đã vươn lên trở thành kênh TikTok top dẫn đầu trong ngành này.
Bí quyết thành công của họ nằm ở việc tập trung vào nội dung hài hước và dễ tiếp cận để kết nối với đối tượng khách hàng trẻ:
- Sáng tạo nội dung xoay quanh xu hướng thịnh hành trên TikTok: Thay vì chỉ cung cấp thông tin khô cứng về sản phẩm tài chính, Viettel Money đã tích cực sử dụng các trend và âm nhạc phổ biến, kết hợp với nội dung đời thường để dễ dàng thu hút người xem.
- Giữ vững thông điệp thương hiệu: Mặc dù nội dung giải trí và hài hước, các video luôn gắn liền với thông điệp “dịch vụ tài chính tiện lợi và hiện đại” – đúng với định vị của Viettel Money.
Chiến lược này đã giúp kênh TikTok của Viettel Money thu về những con số ấn tượng:
- Kênh thương hiệu chạm mốc 1 triệu người theo dõi
- 412,5 triệu lượt xem trên toàn kênh
- Hơn 5 triệu lượt tương tác trên toàn kênh
- Hơn 348 nghìn lượt dùng nhạc thương hiệu
Khác với Viettel Money, Petour ID ban đầu gặp khó khăn với nội dung không tạo được sự liên kết với khách hàng, xa rời thực tế và không phản ánh được giá trị của sản phẩm. Tuy nhiên, Petour ID đã nhanh chóng chuyển đổi chiến lược để phù hợp hơn với TikTok:
- Tập trung vào các tình huống đời thường: Thay vì chỉ giới thiệu sản phẩm một cách đơn thuần, Petour ID đã lồng ghép sản phẩm vào các tình huống mà khách hàng dễ gặp phải trong cuộc sống. Điều này giúp thương hiệu xây dựng được sự gần gũi và cảm giác “thật” trong mắt người xem.
- Kết hợp yếu tố giải trí và lợi ích sản phẩm: Các video không chỉ hài hước mà còn khéo léo truyền tải lợi ích của sản phẩm, từ đó giúp khách hàng hiểu rõ hơn về cách Petour ID có thể giải quyết vấn đề của họ.
Chiến lược Brandformance đã mang về cho Petour ID những con số “biết nói”. Cụ thể, chiến dịch launching đã thu hút 212 bài dự thi, đạt hơn 1,3 triệu lượt tiếp cận, hơn 90 nghìn lượt tương tác với tỉ lệ 6,7%. Bên cạnh đó, các chỉ số chuyển đổi của thương hiệu cũng ấn tượng không kém:
- ROI tăng 1X lần
- GMV tăng 8 lần
- Shopee search volume tăng 3 lần
Sự kiện “From Branding to Performance” không chỉ mang đến những góc nhìn mới mẻ về TikTok mà còn giúp các doanh nghiệp thấy rõ cách biến nền tảng này thành một kênh hiệu quả, từ xây dựng thương hiệu đến thúc đẩy doanh thu.
Với sự hỗ trợ của TCC & Partners, hành trình từ “sai tệp” đến “sát phễu” trên TikTok sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Liên hệ ngay với TCC & Partners để đưa thương hiệu của bạn lên TikTok!
https%3A%2F%2Fwww.brandsvietnam.com%2F24282-xay-kenh-tiktok-thuong-hieu-tu-sai-tep-den-sat-pheu-voi-chien-luoc-brandformance-2025