Mấy lãnh đạo 9X, 8X chúng tôi vẫn nói vui với nhau rằng ‘đào tạo Gen Z về thực tế như muối bỏ bể vì tâm hồn vẫn bay lắm’.
Là một lãnh đạo doanh nghiệp, có khá nhiều thời gian làm việc với các nhân viên Gen Z, đến giờ, tôi vẫn bảo lưu quan điểm của mình rằng các em đang thiếu rất nhiều thứ:
1. Thiếu kỷ luật: phần lớn các bạn trẻ thuộc thế hệ Z không có kế hoạch làm việc một cách bài bản, không có thời gian biểu chính xác cho công việc và bản thân. Thay vào đó, các bạn thường tiện đâu làm đó, thích gì làm nấy, dẫn đến việc thường xuyên phải chạy deadline, công việc kém hiệu quả. Nếu tinh thần của các bạn ổn định thì sẽ hoàn thành được deadline. Ngược lại, khi mệt mỏi, rệu rã, các bạn dễ làm hỏng việc.
2. Ảo tưởng sức mạnh: Một ngày ai cũng chỉ có 24 giờ đồng hồ thôi, nhưng tôi thấy nhiều bạn trẻ đang cho rằng mình có thể làm được rất nhiều thứ, dẫn đến mọi thứ đều lan man và không có trọng tâm. Kết quả là không có chuyện gì đạt kết quả tốt so với mục tiêu đặt ra. Người xưa hay nói “trông thì rất bận nhưng không có gì ra hồn” chính là phản ánh cho là tình trạng này.
3. Xa rời thực tế: Điểm mạnh nhất của thế hệ Z có lẽ là công nghệ và sự sáng tạo. Nhưng vấn đề là các em lại đang rời xa thực tế cuộc sống khi nghĩ về thị trường lao động, môi trường làm việc, văn hóa, định hướng, tầm nhìn doanh nghiệp…
Hay ở góc nhìn của thế hệ 9X, 8X chúng tôi khi làm lãnh đạo là “hãy lấy bức tranh của các em ấy vẽ ra về tương lai rất đẹp và tươi sáng phía trên mặt đất, ghép thêm một mảnh giấy phía dưới nữa là lòng đất để vẽ mạch nước ngầm, bón phân thế nào ra sao cho cái đẹp kia nó phát triển và tồn tại được. Chứ đào tạo các em ấy về thực tế thị trường, thực tế nền kinh tế thì như muối bỏ bể thôi do tâm hồn vẫn ‘bay’ lắm”. Vì vậy, khi kinh tế suy thoái, các em thường bị sốc do “cú tát” từ đời thực.
>> Sinh viên mới ra trường đòi tôi trả lương 25 triệu
Là một 9x đời đầu và cũng đã trải qua rất nhiều sóng gió của cuộc đời để giác ngộ, tôi cũng từng trẻ như các bạn Gen Z bây giờ, nhưng thế hệ chúng tôi chịu khó học hỏi và kỷ luật hơn nhiều các bạn trẻ ngày nay. Chúng tôi tôn trọng tập thể, tuân thủ giờ giấc và quy tắc làm việc nhóm, chứ không ào ào, tự do cá nhân như thời nay.
Là lãnh đạo cao nhất của một doanh nghiệp, tôi có bốn điều khuyên các bạn trẻ Gen Z:
Thứ nhất, hãy tập trung làm tốt công việc của mình được cấp trên giao. Nếu làm tốt, các bạn tự nhiên sẽ tỏa sáng.
Thứ hai, nếu không được lãnh đạo ghi nhận, hãy tự hỏi “tại sao lại như vậy?” và thử tìm cách thay đổi bản thân để nhận được những kết quả xứng đáng hơn thay vì than trách, đổ lỗi.
Thứ ba, mỗi người có một phong cách làm việc, đừng lấy góc nhìn và cách làm của mình áp đặt cho người khác. Bạn nên nhìn lên để học được cái tốt cho mình, không thì bỏ qua. Và đặc biệt, hãy tôn trọng ý kiến và quyết định của cấp trên vf dù gì bạn cũng đang là nhân viên.
Cuối cùng, muốn phát triển tốt công việc và tương lai, bạn nên học chữ “nhẫn” trước khi thể hiện sự tự tin, chứ đừng tự tin mà không biết “nhẫn”.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), burn out là hội chứng gây ra bởi căng thẳng mãn tính không kiểm soát được ở nơi làm việc. Burn out ảnh hưởng đến người lao động ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt Gen Z. Một nghiên cứu toàn cầu của công ty nhân sự UKG tháng 10/2024 tiết lộ 83% nhân viên tuyến đầu (người trực tiếp làm việc với khách hàng) thuộc Gen Z bị kiệt sức. Trước đó, một cuộc khảo sát của web việc làm Indeed cho thấy, những người lao động thuộc thế hệ Millennials và Gen Z đang báo cáo tỷ lệ kiệt sức cao nhất, lần lượt là 59% và 58%.
- Tôi bị sốc vì ứng viên Gen Z chê công ty trong buổi phỏng vấn xin việc
- Sốt ruột với đứa em Gen Z ngày đi học, tối ‘cày game’
- ‘Phỏng vấn 30 Gen Z, không tuyển được người nào’
- Gánh việc cho đồng nghiệp nghỉ xả hơi
- Đồng nghiệp Gen Z nghỉ phép vì ‘có hẹn với thợ làm tóc’
- Nhiều công ty sẽ phải trả giá vì chê bai Gen Z
https%3A%2F%2Fvnexpress.net%2Fsep-9x-kho-so-dao-tao-nhan-vien-gen-z-mong-manh-mo-mong-4823103.html