Sau bão số 6, nhiều khu vực tại Quảng Bình xuất hiện các vết nứt khiến người dân địa phương ngày đêm canh cánh, thấp thỏm nỗi lo sạt lở đất, lũ quét.
Ngày 11/11, UBND xã Lâm Thủy (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) cho biết, kiểm tra tình hình sau mưa lũ đã phát hiện vết nứt lớn tại chân đồi ở bản Tân Ly, có nguy cơ gây sạt lở đất.
Vết nứt xuất hiện tại quả đồi cao phía sau bên phải đường từ nhà văn hóa vào khu dân cư bản Tân Ly với chiều rộng 20-25cm, có nơi gần 1m, dài hơn 300m. Khu vực có vết nứt ngay phía sau cụm dân cư đang sinh sống, cách nhà của hộ dân gần nhất khoảng 15m.
Ngoài vết nứt lớn được phát hiện vào ngày 1/11, qua kiểm tra, lực lượng chức năng cũng đã xác định tại quả đồi cách nhà văn hóa bản Tân Ly khoảng 200m, đất có dấu hiệu sạt lở phía dưới chân đồi và có 2 hộ dân sống tại trục đường vào bản Tân Ly, gần ngầm tràn Tân Ly có địa hình thấp, thường xuyên bị ngập lụt khi mưa lớn…
Để đảm bảo an toàn, chính quyền địa phương đã phối hợp với Đồn Biên phòng Làng Ho, công an xã di dời các hộ dân bị ảnh hưởng.
UBND xã Lâm Thủy lựa chọn địa điểm bố trí mượn đất của người dân tại bản Tăng Ký chưa sử dụng hết để làm địa điểm dựng nhà tạm, làm nơi ở tạm thời cho các hộ dân chưa có nơi ở nhờ xen ghép tại nhà người thân. Đồng thời xác định được khu đất trên địa bàn bản Tân Ly có diện tích khoảng 1,2ha, đất bằng phẳng, có khả năng xây dựng khu tái định cư…
Cũng tại huyện Lệ Thủy, cầu bản Cồn Cùng nối bản Chuôn qua bản Cồn Cùng (xã Kim Thủy) dài gần 126m, rộng 3m có dấu hiệu hư hại sau ảnh hưởng của bão số 6.
Cầu bản Cồn Cùng nằm trên tuyến giao thông huyết mạch nối bản Chuôn qua bản Cồn Cùng, xã Kim Thủy dài gần 126m, rộng 3m. Cầu được đầu tư xây dựng năm 2018 và đưa vào sử dụng vào cuối năm 2019. Cầu bản Cồn Cùng được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn của Dự án Lramp. Tuy nhiên, trận lụt do hoàn lưu bão số 6 vừa qua đã làm hư hỏng, sạt lở hai mố cầu, gây nguy hiểm cho người dân tham gia giao thông khi qua cầu.
Sau khi phát hiện sự việc, chính quyền địa phương đã thông báo cho người dân và cấm các phương tiện, người lưu thông qua cầu; Sở Giao thông Vận tải, huyện Lệ Thủy đã đến kiểm tra, tìm giải pháp.
Do ảnh hưởng của mưa lớn trong những ngày cuối tháng 10, trên địa bàn xã Trường Thủy, đặc biệt tại thôn Long Đại, tình trạng sạt lở đất trồng cây hoa màu của người dân dọc bờ sông Kiến Giang diễn ra nghiêm trọng.
Bờ sông Kiến Giang đoạn qua thôn Long Đại (xã Trường Thủy) bị sạt lở chiều dài khoảng 4km, nghiêm trọng nhất ở xóm Đại Thủy với chiều dài gần 1km và chiều rộng lớn nhất khoảng 20m, nhỏ nhất từ 3-4m. Đoạn sạt lở này tập trung vào đất hoa màu của người dân.
Chính quyền địa phương đã kiến nghị lên các cấp nhằm có giải pháp căn cơ giúp người dân giữ lại đất để canh tác.
Sạt lở đất có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Dưới đây là một số tác động chính:
Thiệt hại về đất đai: Sạt lở đất làm mất đi lớp đất màu mỡ, gây khó khăn cho việc trồng trọt và phục hồi hệ sinh thái.
Mất đa dạng sinh học: Lũ quét và sạt lở có thể phá hủy môi trường sống của nhiều loài động thực vật, dẫn đến giảm đa dạng sinh học.
Ô nhiễm nguồn nước: Sạt lở có thể mang theo chất thải, hóa chất và rác thải, gây ô nhiễm các nguồn nước như sông, suối.
Tăng nguy cơ thiên tai: Những khu vực đã trải qua lũ quét và sạt lở đất có thể dễ bị tổn thương hơn trong các trận lũ lụt hoặc sạt lở tiếp theo.
Hủy hoại cơ sở hạ tầng: Các công trình như cầu, đường giao thông và nhà cửa có thể bị phá hủy, ảnh hưởng đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế.
Thay đổi địa hình: Sạt lở có thể làm thay đổi cấu trúc địa hình, ảnh hưởng đến dòng chảy của nước và làm tăng khả năng xảy ra lũ quét trong tương lai.
https://moitruong.net.vn/quang-binh-doi-mat-voi-nguy-co-sat-lo-cao-sau-bao-so-6-79046.html
Địa chỉ Mua Điện thoại iphone, Macbook, Ipad, Apple Watch chính hãng Uy tín nhất, dẫn đầu, được số đông khách hàng chọn lựa: Thế Giới Di Động 127 Trần Hưng Đạo (đối diện Bến xe TP Đồng Hới), tỉnh Quảng Bình