HomeXu hướngTrào lưuNhững chiêu trò trục lợi từ việc xây dựng hình ảnh “sống...
spot_img

Related Posts

Featured Artist

Kaleb Đen

Painter

Kaleb bắt đầu cuộc phiêu lưu này cách đây 7 năm, khi chưa có tiếng nói thực sự nào bảo vệ môi trường. Những kiệt tác của anh thúc đẩy việc cứu Trái Đất.

Những chiêu trò trục lợi từ việc xây dựng hình ảnh “sống ảo” trên TikTok

TikTok là một nền tảng mở, nơi sáng tạo nội dung có thể mang lại giá trị tích cực cho cộng đồng. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các TikToker sống ảo và lừa đảo đang làm mất đi tính lành mạnh của nền tảng này. Có thể thấy, trong thời đại của mạng xã hội, con người ta có cơ hội để dễ dàng xây dựng hình ảnh cá nhân hoàn mỹ, như: doanh nhân thành đạt, nhà từ thiện có trái tim vàng, hoặc người truyền cảm hứng với hàng triệu người hâm mộ.

Những bài đăng lung linh về cuộc sống xa hoa, hưởng thụ, những câu chuyện “vượt khó” đầy cảm hứng và những hành động thiện nguyện vì cộng đồng khiến họ nhanh chóng trở thành “thần tượng” trong mắt công chúng. Để rồi, đằng sau lớp vỏ bọc đó lại là những vụ lừa đảo gây chấn động: Chiếm đoạt hàng tỷ đồng từ người hâm mộ, lợi dụng lòng tin để lừa tình, hoặc kêu gọi quyên góp cho những dự án từ thiện “ma”. Với sức ảnh hưởng và sự tin tưởng của cộng đồng, những kẻ lừa đảo “không ẩn danh” này thường dễ dàng thuyết phục được hàng nghìn, thậm chí hàng triệu người, để lại bao hệ lụy nặng nề.

Nhiều TikToker xây dựng hình ảnh bằng cách chia sẻ lối sống xa hoa, sở hữu hàng hiệu, du lịch sang chảnh, hoặc “khoe” các khoản đầu tư sinh lời cao. Những video như “bí quyết làm giàu” hay “cách khởi nghiệp thành công” nhanh chóng thu hút hàng nghìn lượt xem, tương tác và chia sẻ.

Tuy nhiên, thực tế đằng sau đó lại là những hình ảnh dàn dựng. Nhiều TikToker thuê xe sang, mượn đồ hiệu hoặc sử dụng ứng dụng chỉnh sửa để tạo hình ảnh sống xa hoa, khiến người xem dễ bị lầm tưởng. Sau khi xây dựng đủ uy tín, họ bắt đầu mời gọi người xem tham gia các dự án đầu tư, mua sản phẩm hoặc dịch vụ kém chất lượng.

Sự xuất hiện của các TikToker sống ảo và lừa đảo đang làm mất đi tính lành mạnh của nền tảng TikTok. Ảnh minh họa

Bên cạnh đó cũng có không ít TikToker quảng bá các dự án đầu tư tài chính, tiền ảo hoặc mô hình “làm giàu nhanh chóng”. Họ hứa hẹn lợi nhuận cao trong thời gian ngắn, nhưng thực chất là các mô hình đa cấp hoặc lừa đảo. Khi người tham gia nộp tiền, TikToker sẽ biến mất hoặc dự án nhanh chóng sụp đổ, để lại thiệt hại lớn cho nạn nhân. Ngoài ra, lợi dụng sự tin tưởng của người xem, một số TikToker bán các sản phẩm giả mạo, không rõ nguồn gốc, hoặc quảng cáo sai sự thật. Người mua hàng không chỉ mất tiền mà còn gặp nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe.

Thực tế, trước đây cũng đã từng có một số vụ lừa đảo, huy động vốn được thực hiện bởi những “doanh nhân thành đạt” trên mạng xã hội, khiến hàng nghìn người “mắc bẫy”.

Mới đây, sự việc một số Tiktoker nổi tiếng bị bắt vì tội lừa đảo tài chính đã khiến cả cộng đồng bàng hoàng. Núp dưới vỏ bọc “nhà đầu tư tài chính” kinh nghiệm, TikToker Mr Pips (Phó Đức Nam) đã xây dựng hình ảnh một nhà đầu tư thành đạt, biết hưởng thụ cuộc sống, tiêu tiền như nước, có bộ sưu tập xe sang và luôn đi cùng những chân dài xinh đẹp khiến nhiều người mơ ước.

Đồng bọn chính của Mr Pips là Mr. Hunter (Lê Khắc Ngọ), cũng là một TikToker “triệu view” được nhiều bạn trẻ ngưỡng mộ, tạo dựng hình ảnh người trẻ “truyền cảm hứng” khi xuất phát điểm từ con số không, nợ nần để rồi vươn lên, thành đạt, có cuộc sống xa hoa. Dưới những lớp vỏ hào nhoáng này, cả hai cùng đồng bọn đã gây nên vụ lừa đảo tài chính với số tiền lên đến hàng nghìn tỉ đồng.

Đáng chú ý, với việc liên tục khoe cả đống tiền, siêu xe, rất nhiều clip dạy làm giàu, dạy đầu tư của Phó Đức Nam thu hút cả trăm nghìn hoặc triệu view. Không chỉ khoe lãi, khoe giàu, Phó Đức Nam cũng thường xuyên đưa ra các phân tích, nhận định, dự báo của mình về giá vàng, tiền ảo… Để kết nạp nhiều thành viên tham gia hội nhóm của mình, Nam cũng thường xuyên khoe các nhóm chat Telegram với hàng trăm thành viên. Nam khoe lãi lớn và dụ dỗ các các thành viên tham gia theo hình thức copytrade (sao chép lại các giao dịch mà không mất công nghiên cứu thị trường). Từ đó Nam khuyên mọi người hãy đầu tư thật nhiều tiền để có lãi lớn…

Trên nền tảng Facebook, Phó Đức Nam cũng thường chia sẻ những triết lý, công thức làm giàu, nhận định về xu hướng giá vàng, tiền ảo… Mr Pips đưa ra những lời hứa hẹn lợi nhuận cao với những chiến lược “chắc thắng”. Không ít người vì hám lợi và thiếu hiểu biết đã đặt niềm tin vào lời quảng cáo này sau đó tham gia đầu tư nhưng lại không thể rút được tiền.

Trong vài năm gần đây, tình trạng chèo kéo, dụ dỗ người có tiền đầu tư vào vàng và chứng khoán quốc tế rất phổ biến. Không ít người đã bị lừa các khoản tiền rất lớn khi tham gia vào các sàn giao dịch, nhưng sau đó không rút được tiền về. Việc cơ quan chức năng khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với TikToker Mr Pips (Phó Đức Nam) là lời cảnh tỉnh đối với người dân về vấn nạn này. Để tránh bị lừa đảo, cơ quan chức năng khuyến nghị người dân cần giữ cảnh giác và chỉ tin tưởng vào các nền tảng, đơn vị giao dịch có uy tín và được xác thực.

Thêm vào đó, cần có sự chung tay từ các cá nhân, tổ chức và cả chính phủ. Quan trọng hơn, mỗi người dùng cần trang bị cho mình sự tỉnh táo và kỹ năng để không trở thành nạn nhân của những chiêu trò trên mạng xã hội.

Khánh Mai (t/h)



https%3A%2F%2Fvietq.vn%2Fnhung-chieu-tro-truc-loi-tu-viec-xay-dung-hinh-anh-song-ao-tren-tiktok-d228482.html

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Latest Posts