HomeXu hướngTrào lưuMới ra mắt 2 năm, đánh thẳng vào 'chiến trường' TMĐT 150...
spot_img

Related Posts

Featured Artist

Kaleb Đen

Painter

Kaleb bắt đầu cuộc phiêu lưu này cách đây 7 năm, khi chưa có tiếng nói thực sự nào bảo vệ môi trường. Những kiệt tác của anh thúc đẩy việc cứu Trái Đất.

Mới ra mắt 2 năm, đánh thẳng vào ‘chiến trường’ TMĐT 150 tỷ USD tại Đông Nam Á

‘Ngôi sao mới nổi’ khiến TikTok Shop nguy cơ mất vị thế: Mới ra mắt 2 năm, đánh thẳng vào 'chiến trường' TMĐT 150 tỷ USD tại Đông Nam Á- Ảnh 1.

Vài tháng qua, cứ cách ngày, YouTuber người Indonesia Amanda Static lại chia sẻ một video dài 1 phút đánh giá son môi và bảng phấn mắt với 500.000 người theo dõi. Ưu đãi giảm giá và một liên kết trong video sẽ đưa họ đến với trang của thương hiệu trên sàn TMĐT Shopee.

YouTube đã giới thiệu trải nghiệm mua sắm liền mạch này vào tháng 9, sau khi công bố quan hệ đối tác với Shopee, gã khổng lồ thương mại điện tử khu vực, đầu tiên là ở Indonesia, sau đó là Thái Lan và Việt Nam. Người dùng có thể mua các sản phẩm được giới thiệu trên YouTube thông qua các liên kết đến Shopee được nhúng trong video.

Static chia sẻ với Rest of World: “Kể từ khi công ty của tôi chia sẻ về YouTube Shopping, nhiều video hơn được tôi đăng tải trên YouTube. Tôi thấy rằng YouTube thực sự giúp tôi tăng trưởng so với TikTok và Instagram về phạm vi tiếp cận”.

Đông Nam Á là một trong những thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất thế giới, với giá trị hàng hóa ròng trên các kênh chính thức ước tính tăng gấp đôi từ khoảng 149 tỷ USD vào năm 2024 lên hơn 300 tỷ USD vào năm 2029, theo công ty nghiên cứu Cube Asia.

Sở thích mua sắm trên các trang thương mại điện tử và mạng xã hội của người tiêu dùng đã khiến Đông Nam Á trở nên khác biệt so với các thị trường khác. Những người có sức ảnh hưởng là nhân tố quan trọng, đóng góp vào khoảng 20% doanh số bán hàng trực tuyến trong khu vực.

“Đây là một miếng bánh béo bở vào thời điểm nội dung và thương mại được tích hợp”, Korakan Yamsattham, phó giám đốc tại công ty tiếp thị AnyMind Group, nói với Rest of World. “Đối với YouTube, điều này có nghĩa là thích ứng với các vai trò mới, kết nối liền mạch việc tiêu thụ nội dung với thương mại”.

Đối với YouTube, nơi có khoảng 332 triệu người dùng ở Đông Nam Á, cơ hội cho thương mại và mua sắm là phi thường”, Ajay Vidyasagar, giám đốc YouTube khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, cho biết với Rest of World.

“Mục tiêu của chúng tôi là giúp những người sáng tạo tận dụng cơ hội này để tìm ra những con đường mới cho sự phát triển và tương tác”.

Được biết, nội dung của người có sức ảnh hưởng và người nổi tiếng chiếm khoảng 40% thời gian xem của người dùng trên YouTube Đông Nam Á, nhiều hơn bất kỳ nền tảng nào khác. YouTube đã tận dụng điều này để tăng doanh số bán hàng.

“Chìa khóa thành công của YouTube Shopping sẽ là tìm cách thu hút những người có sức ảnh hưởng và thương hiệu đến với nền tảng của mình”, Jianggan Li, giám đốc điều hành của công ty nghiên cứu Momentum Works, cho biết với Rest of World.

“YouTube đã có sẵn tệp người tiêu dùng. Bằng cách hợp tác với Shopee, họ có thể khai thác sự hiện diện đã được thiết lập và mạng lưới hậu cần rộng khắp của trang thương mại điện tử”.

Tuy nhiên, bất chấp những lợi thế này, nhiều người nổi tiếng trong lĩnh vực làm đẹp ở Indonesia, Việt Nam và Thái Lan vẫn dựa nhiều vào TikTok và Instagram để kiếm tiền.

“Với TikTok, tất cả những gì bạn cần là một chiếc Điện thoại thông minh để tạo video ngắn. Các thương hiệu thích sử dụng TikTok hoặc Instagram vì bộ phận người nổi tiếng trên Youtube yêu cầu chi phí rất cao”, bà Li nói.

Theo Youtube, trên toàn thế giới, người dùng đã xem hơn 30 tỷ giờ video liên quan đến mua sắm trên YouTube vào năm 2023. Tại Đông Nam Á, họ có xu hướng chuyển sang YouTube nhiều hơn để xem nội dung dài, tin tức, giải trí. Maximilianus Nicodemus, phó giám đốc tại công ty chứng khoán Pilarmas Investindo, chia sẻ với Rest of World rằng người dùng ít có xu hướng đến YouTube để mua sắm.

“Công nghệ và tiện ích có thể hưởng lợi ngay lập tức từ sự tích hợp này… vì mọi người sẽ chuyển sang YouTube để xem các bài review đánh giá”, ông nói. “Tuy nhiên, mọi người vẫn hướng sang TikTok để tìm các sản phẩm làm đẹp và thời trang”.

Bằng chứng là theo công ty tư vấn Momentum Works có trụ sở tại Singapore, nền tảng thương mại điện tử TikTok Shop đã ghi nhận tổng khối lượng hàng hóa (GMV) tăng gần gấp 4 lần từ mức 4,4 tỷ USD vào năm 2022 lên 16,3 tỷ USD vào năm 2023. Đây được đánh giá là tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong số các đối thủ trong khu vực.

Theo tờ Nikkei Asian, sự trỗi dậy của các nền tảng TMĐT như Shopee, Lazada và TikTok Shop đang tạo một cây cầu nối giữa dòng lũ hàng hóa giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc đến thị trường Đông Nam Á, khi người tiêu dùng hào hứng với các sản phẩm có giá thấp hơn nhiều so với thông thường. Số liệu của Momentum Works cho thấy tổng GMV của các nền tảng TMĐT năm 2023 đã lên đến 114,6 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước.

Số liệu của Goldman Sachs cho thấy năm 2023, thị trường Đông Nam Á và các nền kinh tế mới nổi ở Châu Á chiếm đến 1/3 tổng sản lượng xuất khẩu từ Trung Quốc dù các nước này chỉ đóng góp 1/10 GDP toàn cầu.

“Hàng hóa Trung Quốc gia tăng ở cả mảng kinh doanh trực tuyến lẫn truyền thống trên thị trường của chúng tôi”, Chủ tịch Ristadi của Công đoàn người lao động Indonesia (NLUC) ngán ngẩm.

Indonesia hiện là thị trường TMĐT lớn nhất Đông Nam Á , chiếm gần một nửa giá trị hàng hóa của 8 nền tảng hàng đầu, theo công ty tư vấn Momentum Works. Các nhà chức trách cho biết doanh số thương mại điện tử tại đây đạt 77 tỷ USD vào năm 2023.

Theo: Nikkei Asia, Rest of World


Vũ Anh

https%3A%2F%2Fcafebiz.vn%2Fngoi-sao-moi-noi-khien-tiktok-shop-nguy-co-mat-vi-the-moi-ra-mat-2-nam-danh-thang-vao-chien-truong-tmdt-150-ty-usd-tai-dong-nam-a-176250107100415591.chn

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Latest Posts