HomeXu hướngTrào lưuGoogle, Facebook, TikTok... nộp thuế gần 9.000 tỷ đồng trong năm 2024
spot_img

Related Posts

Featured Artist

Kaleb Đen

Painter

Kaleb bắt đầu cuộc phiêu lưu này cách đây 7 năm, khi chưa có tiếng nói thực sự nào bảo vệ môi trường. Những kiệt tác của anh thúc đẩy việc cứu Trái Đất.

Google, Facebook, TikTok… nộp thuế gần 9.000 tỷ đồng trong năm 2024

Tổng cục Thuế cho biết, đến nay đã có 120 nhà cung cấp nước ngoài đăng ký, khai thuế và nộp thuế với tổng số thuế các nhà cung cấp nước ngoài đã khai, nộp trực tiếp qua Cổng Thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài trong năm 2024 đạt 8.687 tỷ đồng, tăng 26% so cùng kỳ năm 2023, vượt 74% so với dự toán.

Theo đó, số thu thuế nhà thầu nước ngoài từ các công ty cung cấp dịch vụ số xuyên biên giới trong ba năm gần đây có sự biến động với các mức thu thuế lần lượt là 1.168 tỷ đồng (2019), 1.144 tỷ đồng (2020) và 1.591 tỷ đồng (2021).

Tổng cục Thuế cho biết: Việc quản lý thuế đối với thương mại điện tử xuyên biên giới vẫn còn những hạn chế khi các giao dịch thương mại điện tử diễn ra hoàn toàn qua mạng internet, trực tiếp đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Đồng thời, không thể bao quát hết nguồn thu từ các giao dịch xuyên biên giới, do đó một số nhà cung cấp nước ngoài có thể dễ dàng tránh né nghĩa vụ thuế, khi không có cơ sở thường trú tại Việt Nam.

Google, Facebook, TikTok... nộp thuế gần 9.000 tỷ đồng trong năm 2024 - Ảnh 1.

Do đó, thời gian qua Tổng cục Thuế đã và đang triển khai một loạt các giải pháp đồng bộ để cải thiện quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, đặc biệt là các giao dịch xuyên biên giới. Những giải pháp này không chỉ hướng tới việc hoàn thiện khung pháp lý, mà còn tập trung vào ứng dụng công nghệ, cải tiến cơ sở dữ liệu và tăng cường tuyên truyền.

Theo đó, Tổng cục Thuế tiếp tục hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn, kinh nghiệp quốc tế trong quản lý thuế đối với thương mại điện tử. Từ đó, tham mưu, đề xuất các giải pháp xây dựng chính sách thuế, quản lý thuế và các Luật liên quan đối với hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế đổi mới phương thức quản lý phù hợp với với tinh thần đổi mới, sáng tạo trong kỷ nguyên chuyển đổi số như: Xây dựng cơ sở dữ liệu Big data từ các các ngân hàng, các ví điện tử, các đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến, các tổ chức thẻ quốc tế, nghiên cứu áp dụng công nghệ (trong đó có AI) để nhận diện thanh toán của hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới. Từ đó, làm cơ sở đối soát dữ liệu kê khai của người nộp thuế, đảm bảo thu đúng, thu đủ vào ngân sách nhà nước. Đồng thời, nhận diện nhà cung cấp nước ngoài có phát sinh doanh thu tại Việt Nam nhưng chưa đăng ký thuế để đưa vào diện quản lý thuế.

Cơ quan thuế cho biết sẽ tiếp tục phân tích cơ sở dữ liệu nhà cung cấp nước ngoài kê khai, nộp thuế qua Cổng Thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài; cơ sở dữ liệu kê khai các tổ chức Việt Nam khấu trừ, nộp thay nhà cung cấp nước ngoài trong hệ thống quản lý thuế tập trung (TMS) và kết hợp dữ liệu từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xây dựng kế hoạch và tổ chức thanh kiểm tra điểm trọng điểm đối với tổ chức Việt Nam khấu trừ thay nhà cung cấp nước ngoài tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, tổng hợp kinh nghiệm quốc tế và rà soát mô hình hoạt động của các tập đoàn công nghệ lớn để tham mưu báo cáo các cấp có thẩm quyền đàm phán để sửa đổi, bổ sung các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần để phù hợp với đặc điểm của các mô hình kinh doanh trong nền kinh tế số, tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh, công bằng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

https%3A%2F%2Fvtv.vn%2Fkinh-te%2Fgoogle-facebook-tiktok-nop-thue-gan-9000-ty-dong-trong-nam-2024-20241230085726226.htm

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Latest Posts