Trung tâm Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), thuộc Bộ Thông tin & Truyền thông vừa có thông báo Cảnh báo an toàn thông tin Tuần 45/2024 với nhiều nội dung đáng chú ý.
Liên quan đến tình trạng Tấn công lừa đảo người dùng Việt Nam, hệ thống của Cục An toàn thông tin đã ghi nhận 5.213 phản ánh trường hợp lừa đảo trực tuyến do người dùng Internet Việt Nam gửi về.
Trong đó, hệ thống nhận được 258 trường hợp phản ánh được tiếp nhận thông qua hệ thống Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam (canhbao.khonggianmang.vn) và 4.955 trường hợp phản ánh cuộc gọi, tin nhắn lừa đảo thông qua tổng đài.
Đáng chú ý, đây là một số website giả mạo mà người dùng cần nâng cao cảnh giác.
Danh sách các website giả mạo. Nguồn: NCSC |
Trong số 20 website mà Cục An toàn thông tin công bố, nhiều ngân hàng cũng bị giả mạo như OCB, MB, Shinhan, VIB,… Ngoài ra, NCSC cũng cảnh báo các đường link giả mạo Giao hàng Tiết kiệm, Amazon, EVN, Tiktok, Traveloka,..
Vì vậy, NCSC đề nghị các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp cần chủ động rà quét, phát hiện sớm các website lừa đảo giả mạo tổ chức của mình. Đồng thời, các đơn vị cảnh báo sớm đến người dùng nhằm ngăn chặn các hoạt động lừa đảo, đảm bảo an toàn thông tin cho người dùng, bảo vệ chính thương hiệu của tổ chức.
Ngoài ra, người dùng Internet cần thận trọng khi nhận được các tin nhắn, cuộc gọi hoặc email từ các nguồn không xác định. Trước khi cung cấp thông tin cá nhân hoặc thực hiện giao dịch, cần xác minh kỹ địa chỉ website, ưu tiên truy cập qua các kênh chính thức của tổ chức. NCSC khuyến cáo không nhấn vào các đường link đáng ngờ hoặc cung cấp thông tin nhạy cảm khi chưa xác minh được nguồn gốc.
>> Cảnh báo 11 ứng dụng trên Google Play chứa mã độc, xóa ngay để tránh rủi ro mất tiền trong tài khoản ngân hàng
https%3A%2F%2Fnguoiquansat.vn%2Fcong-bo-20-website-gia-mao-mb-vib-shinhan-tiktok-amazon-tuyet-doi-khong-truy-cap-de-tranh-mat-tien-oan-178220.html