HomeXu hướngTrào lưuTikTok và một cái gương giúp nhà thờ ở Rome hút nghìn...
spot_img

Related Posts

Featured Artist

Kaleb Đen

Painter

Kaleb bắt đầu cuộc phiêu lưu này cách đây 7 năm, khi chưa có tiếng nói thực sự nào bảo vệ môi trường. Những kiệt tác của anh thúc đẩy việc cứu Trái Đất.

TikTok và một cái gương giúp nhà thờ ở Rome hút nghìn khách

Có hai lối vào dành cho du khách đến Chiesa di Sant’Ignazio di Loyola, một nhà thờ có từ thế kỷ XVII nổi tiếng, nằm ở trung tâm Rome (Italy).

Lối vào bên trái dành cho những ai muốn đắm mình vào lịch sử và không gian nghệ thuật của nơi này, hoặc có thể thắp một ngọn nến và dành một chút thời gian để suy ngẫm. Lối vào bên phải dành cho những ai muốn chụp lại hình ảnh phản chiếu của mình trong thứ được gọi là “chiếc gương selfie đẹp nhất” ở Rome, theo The Guardian.

Chiếc gương được đặt trong nhà thờ cách đây vài năm để giúp du khách có thể tận hưởng góc nhìn độc đáo về bức bích họa tuyệt đẹp trên trần nhà của kiến trúc sư người Italy Andrea Pozzo.

Tuy nhiên, bức họa không phải là thứ mà những du khách xếp hàng chờ hàng tiếng đồng hồ quan tâm. Kể từ khi TikTok tràn ngập các video về những influencer khoe bức ảnh selfie hoàn hảo ở địa điểm này, hàng nghìn người đã đổ xô đến nhà thờ để có được bức ảnh tương tự, biến nơi đây thành điểm du lịch hút khách. Du khách không mất phí khi vào nhà thờ, nhưng phải trả 1 euro (1,05 USD) cho một bức ảnh selfie trước gương.

img

Bức họa trên trần nhà phản chiếu trong gương được nhiều du khách lấy làm nền chụp ảnh.

“Chiếc gương selfie” nổi tiếng đến mức Đấu trường La Mã hay Đài phun nước Trevi không còn là điểm đến ưu tiên của một số du khách lần đầu đến Rome nữa.

“Tôi chỉ đến đây để chụp ảnh ‘selfie’ thôi. Chúng tôi đã tìm kiếm nhanh trên mạng xã hội về những điểm tham quan ở Rome và đây là điều thú vị nhất xuất hiện”, Noemy Timelli (20 tuổi, đến từ Puglia) cho biết. Cô và bạn đã đăng bức ảnh selfie lên mạng xã hội trước khi rời khỏi nhà thờ, không nán lại thêm để xem kiệt tác khác của Pozzo.

Lama, đến từ Riad, biết về nhà thờ thông qua TikTok. “Đây là điều tốt, vì thế hệ trẻ thích những thứ như thế này. Nhưng tôi đoán rằng phần lớn có lẽ không quan tâm đến nghệ thuật hoặc lịch sử”, bà nói.

Alessandro Marinucci là một du khách khác đang xếp hàng cùng người bạn là influencer. Anh tán thưởng hình ảnh phản chiếu của bức bích họa trong gương và công nhận “chiêu bài tiếp thị thiên tài” của nhà thờ.

“Họ đã biến một nhà thờ thành nơi kiếm ra tiền. Ý tôi là, tất cả những gì bạn cần làm chỉ là ngước lên để xem bức họa, nhưng ở đây chúng ta có những người trả 1 euro để chụp ảnh trước gương”, anh nói.

img

Bảo tàng Hendrik Christian Andersen cũng hút khách nhờ hiệu ứng mạng xã hội.

Chiesa di Sant’Ignazio di Loyola không phải là địa điểm duy nhất ở thủ đô Italy trở thành tâm điểm chú ý nhờ mạng xã hội. Nhiều khách du lịch từng chen chúc đến một lối đi nhỏ gần khu chợ Campo de’ Fiori được trang trí bằng các bức bích họa và một hốc tường có hình ảnh của Đức mẹ Maria sau khi một video chỉ đường đến địa điểm này được Gian Marco D’Eusebi chia sẻ trên Instagram. Gian là nhà sáng tạo nội dung chuyên làm video “nói về Rome và lịch sử của thành phố”.

Vào những năm 1700, địa điểm này rất được khách hành hương ưa chuộng nhưng cũng rất khó tìm, đến nỗi có câu nói: “Cercà Maria pe’ Roma”, hay “tìm kiếm Mary ở Rome”. Nó cũng có nghĩa là tìm kiếm thứ gì đó gần như không thể tìm thấy.

“Video đã lan truyền, mọi người liên tục tag (gắn thẻ) tôi trong các bài đăng. Nhưng cộng đồng người theo dõi tôi là những người tò mò và đam mê Rome, muốn khám phá những điều mới mẻ. Đây là khía cạnh tích cực của việc lan truyền những địa điểm du lịch ít người biết. Nhưng tôi không ủng hộ việc khởi xướng một xu hướng như chụp ảnh với gương, mọi người chỉ đến đó chụp selfie mà thậm chí không biết nhà thờ được xây dựng vào thời đại nào”, Gian nói.

img

Benedetta Palombo khoe bức ảnh selfie cô chụp ở Chiesa di Sant’Ignazio di Loyola.

Một điểm tham quan khác ở trung tâm Rome cũng thu hút nhiều du khách sau khi được những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội quảng bá là Bảo tàng Hendrik Christian Andersen.

“Nếu một bảo tàng vốn vắng vẻ thu hút được nhiều sự quan tâm hơn nhờ mạng xã hội thì đó là điều tốt. Điều này cũng có thể thúc đẩy việc đầu tư vào các địa điểm vốn đã bị bỏ hoang. Nhưng thật ngớ ngẩn nếu động cơ duy nhất để đến một địa điểm là chụp ảnh tự sướng”, Fabrizio Politi, một nhà sáng tạo nội dung cũng khám phá những điểm tham quan ẩn giấu của Rome, nhận xét.

Tuy nhiên, không phải ai xếp hàng để chụp ảnh selfie trước gương cũng là những TikToker tầm 20 tuổi. Benedetta Palombo, giáo viên đến từ Pescara, tò mò muốn xem bức bích họa từ một góc nhìn khác.

“Cảm giác như lãng phí cơ hội nếu chỉ đến đây để chụp ảnh vậy. Nhưng tôi đoán ít nhất thì nó cũng thu hút được nhiều người trẻ đến nhà thờ, và hy vọng một số người sẽ học cách trân trọng lịch sử của nơi này”, cô chia sẻ.



https%3A%2F%2Fdanviet.vn%2Ftiktok-va-mot-cai-guong-giup-nha-tho-o-rome-hut-nghin-khach-20241116155601437.htm

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Latest Posts