HomeXu hướngThời trangGen Z bị nhận xét là “thế hệ đòi hỏi”
spot_img

Related Posts

Featured Artist

Kaleb Đen

Painter

Kaleb bắt đầu cuộc phiêu lưu này cách đây 7 năm, khi chưa có tiếng nói thực sự nào bảo vệ môi trường. Những kiệt tác của anh thúc đẩy việc cứu Trái Đất.

Gen Z bị nhận xét là “thế hệ đòi hỏi”

Mới đây, CEO người Úc Jane Lu (38 tuổi) vừa chia sẻ về những trải nghiệm “dở khóc dở cười” khi quản lý đội ngũ nhân viên Gen Z và đã gây ra không ít tranh luận. Nữ CEO cho biết các nhân viên Gen Z của mình làm việc chăm chỉ, năng suất nhưng cũng mang đến nhiều bất ngờ với những kỳ vọng khác biệt so với thế hệ Millennials.

CEO Jane Lu (38 tuổi) là nhà sáng lập thương hiệu thời trang ShowPo cho biết các nhân viên trẻ của cô làm việc rất chăm chỉ và năng suất. Tuy nhiên, họ có những kỳ vọng khác biệt so với thế hệ Millennials mà cô từng quản lý. CEO Lu chia sẻ với news.com.au: “Họ thường có kỳ vọng cao hơn nhiều về sự thăng tiến, và họ muốn được thăng chức nhanh hơn và thường xuyên hơn.”

CEO người Úc: Gen Z bị nhận xét là “thế hệ đòi hỏi”- Ảnh 1.

Nữ CEO 38 tuổi Jane Lu

Cô cũng nhận xét Gen Z đòi hỏi phản hồi mang tính xây dựng và điều kiện làm việc linh hoạt. Họ coi việc làm việc tại nhà là một điều “thiết yếu” chứ không phải là một đặc quyền. Việc giữ chân nhân viên Gen Z cũng ngày càng khó khăn hơn. Cô giải thích: “Thời gian làm việc trung bình của một nhân viên Gen Z thấp hơn nhiều so với đồng nghiệp Millennials, vì vậy họ thực sự cần thấy được ý nghĩa của công việc để duy trì sự gắn bó.”

CEO Lu nói thêm: “Chỉ nói cho họ biết phải làm gì là không đủ. Họ muốn hiểu ‘lý do’ đằng sau nhiệm vụ của mình và sự khác biệt mà họ đang tạo ra.” Đôi khi, tính quá táo bạo, thậm chí bị cho là “đòi hỏi” của Gen Z khiến vị CEO này choáng váng. Cô kể lại một tình huống trong một buổi phỏng vấn xin việc đã khiến cô vô cùng bất ngờ.

Jane Lu kể: “Đó là vòng phỏng vấn cuối cùng với một ứng viên. Cô ấy hỏi tôi một điều gì đó rất chi tiết liên quan đến vị trí của cô ấy mà tôi không nắm rõ và nói rằng người quản lý tuyển dụng của cô ấy sẽ có cái nhìn rõ hơn. Và cô ấy yêu cầu tôi đi gọi người quản lý đó đến cho cô ấy ngay lập tức. Tôi không thể tưởng tượng được việc yêu cầu CEO đi gọi ai đó trong một buổi phỏng vấn.” 

Vị CEO này cũng lưu ý rằng Gen Z không quan tâm đến cấu trúc thứ bậc và muốn mọi người trong văn phòng phải bình đẳng.

Cô cho biết: “Họ thoải mái hơn trong việc thách thức hoặc nói lên mối quan tâm của mình với quản lý.” 

CEO người Úc: Gen Z bị nhận xét là “thế hệ đòi hỏi”- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Tuy nhiên CEO Lu giải thích rằng những gì Gen Z mang đến cho công việc là tích cực. Cô thấy họ nhìn chung trưởng thành và tham vọng hơn, luôn mang đến năng lượng và một góc nhìn mới mẻ cho mọi thứ.

“Khả năng sẵn sàng nhận thách thức của họ có thể thúc đẩy toàn bộ nhóm suy nghĩ khác biệt và đón nhận sự thay đổi. Nhân viên Gen Z thực sự đầu tư vào công việc của họ và có mong muốn mạnh mẽ tạo ra tác động có ý nghĩa. Họ đánh giá cao sự minh bạch, điều này thúc đẩy môi trường giao tiếp cởi mở.”, cô nói. 

CEO Lu cho rằng sự và nhiệt huyết của họ thường có thể nâng cao tinh thần của cả nhóm và họ chắc chắn “định hình” tương lai của công việc. Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là việc quản lý Gen Z luôn dễ dàng. Những người quản lý muốn khuyến khích họ tham vọng nhưng đôi khi cần quản lý kỳ vọng của họ: “Một trong những khía cạnh khó khăn nhất khi làm việc với Gen Z là điều hướng kỳ vọng cao của họ liên quan đến sự phát triển nghề nghiệp. Họ mong muốn có những con đường thăng tiến rõ ràng và thường tìm kiếm phản hồi ngay lập tức. Điều này có thể tạo áp lực cho các nhà quản lý phải cung cấp hỗ trợ và ghi nhận nhất quán. Nếu họ cảm thấy những đóng góp của mình không được thừa nhận hoặc coi trọng, sự gắn bó của họ có thể nhanh chóng suy giảm.”

Nguồn: NYPost


Theo Chi Chi

https%3A%2F%2Fcafebiz.vn%2Fceo-nguoi-uc-gen-z-bi-nhan-xet-la-the-he-doi-hoi-17624110108415549.chn

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Latest Posts