HomeQuảng BìnhChúng tôi nói về chúng tôi
spot_img

Related Posts

Featured Artist

Kaleb Đen

Painter

Kaleb bắt đầu cuộc phiêu lưu này cách đây 7 năm, khi chưa có tiếng nói thực sự nào bảo vệ môi trường. Những kiệt tác của anh thúc đẩy việc cứu Trái Đất.

Chúng tôi nói về chúng tôi

Để hạt gạo quê hương vươn xa

Nguyễn Thị Thanh, Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp và Xây dựng Thành Đạt

(xã An Ninh, Quảng Ninh)

Theo đuổi công việc bàn giấy suốt 10 năm trời, do nhiều nguyên nhân, cuối cùng, tôi lựa chọn khởi nghiệp ngay tại quê hương với chính nghề sản xuất lúa gạo khi đã bước qua tuổi 30. Công ty được thành lập sau một vài năm tôi lăn lộn trên thị trường, tìm hiểu lý do vì sao lúa gạo quê mình nhiều thế mà đầu ra và giá trị hạt gạo vẫn chưa tương xứng. Từ đó, ý tưởng thành lập công ty để liên kết theo chuỗi giá trị, giúp bà con nâng cao chất lượng sản phẩm lúa gạo ra đời.





Chị Nguyễn Thị Thanh lựa chọn khởi nghiệp với nghề sản xuất lúa gạo.
Chị Nguyễn Thị Thanh lựa chọn khởi nghiệp với nghề sản xuất lúa gạo.

Đó là cả một hành trình gian nan. Khó khăn giai đoạn đầu thì nhiều lắm, nhất là làm sao để bà con tin tưởng mình, sản xuất theo giống lúa công ty định hướng. Để làm được điều này, chúng tôi không chỉ định hướng giống mà còn tư vấn kỹ thuật, bao tiêu đầu ra và cam kết nếu thất bại sẽ vẫn hỗ trợ. Công ty vẫn tạo điều kiện nếu bà con tìm được đầu ra có giá cao hơn. Nhờ vậy, giống lúa chất lượng cao của Nhật Bản Japonica DS1 và một số giống lúa khác đã thành công rực rỡ trên đồng đất Quảng Ninh.

Hiện, với trên 2.000 tấn lúa/năm, thu mua từ Quảng Ninh, Lệ Thủy, sắp tới, công ty sẽ mở rộng nhà máy, xây dựng sản phẩm lúa gạo mang thương hiệu riêng và tiếp tục tham gia liên kết chuỗi giá trị.

M.Nhân (thực hiện)

 

Cần sự hỗ trợ lớn hơn về vốn và kỹ năng khởi nghiệp

Nguyễn Thị Thủy, cơ sở thu mua, chế biến thủy hải sản Thủy Nhị

(xã Quảng Phú, Quảng Trạch)

Khởi nghiệp từ nghề sản xuất nước mắm truyền thống của gia đình, đến nay, cơ sở thu mua, chế biến thủy hải sản Thủy Nhị đã có bước phát triển khá. Hiện, trung bình mỗi năm cơ sở thu mua khoảng 20 tấn cá, chế biến và xuất bán ra thị trường hơn 18.000 lít nước mắm, thu lãi trên 150 triệu đồng, tạo việc làm cho khoảng 7 lao động, chủ yếu là chị em phụ nữ.

Có được những thành công bước đầu này, thời gian qua, cơ sở đã nhận được sự hỗ trợ tích cực từ các cấp, ngành, đặc biệt là Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Quảng Trạch. Tuy nhiên, với ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất nước mắm truyền thống, để tiếp cận thị trường và mở rộng sản xuất, kinh doanh, cơ sở thu mua, chế biến thủy hải sản Thủy Nhị đã gặp không ít khó khăn.





Chị Nguyễn Thị Thủy, chủ cơ sở thu mua, chế biến thủy hải sản Thủy Nhị (xã Quảng Phú, Quảng Trạch).
Chị Nguyễn Thị Thủy, chủ cơ sở thu mua, chế biến thủy hải sản Thủy Nhị (xã Quảng Phú, Quảng Trạch).

Từ thực tế của bản thân, tôi nghĩ rằng Nhà nước cần có những chính sách sát đúng hơn, đủ sức làm “đòn bẩy” giúp chị em phụ nữ khởi nghiệp thành công. Thứ nhất, chúng tôi cần nguồn vốn lớn hơn từ các chương trình cho vay vốn ưu đãi với lãi suất thấp và thủ tục đơn giản để đầu tư sản xuất, kinh doanh. Nhà nước có thể bảo lãnh một phần khoản vay cho doanh nghiệp, giúp giảm rủi ro cho các tổ chức tín dụng và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho phụ nữ tiếp cận vốn.

Bên cạnh đó, chúng tôi cần hỗ trợ đào tạo và nâng cao năng lực từ các khóa đào tạo về kỹ năng kinh doanh, quản lý, tiếp thị, thương mại điện tử. Được tham gia các sự kiện, diễn đàn này sẽ giúp chúng tôi cập nhật thông tin thị trường, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao năng lực cạnh tranh. Cùng với những hỗ trợ về pháp lý, kết nối, xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, phát triển các sản phẩm đặc trưng… sẽ góp phần giúp các chị em phụ nữ chúng tôi tự tin hơn trong việc khởi nghiệp và phát triển sản xuất, kinh doanh, từ đó, đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Phan Phương (thực hiện)

 

Đồng hành cùng phụ nữ nông thôn trong khởi nghiệp

Nguyễn Thị Hồng Nhung, Giám đốc HTX Sản xuất nấm và phát triển nông nghiệp sạch

Hà Sơn (xã Quảng Sơn, TX. Ba Đồn)

Nói là khởi nghiệp từ nấm có vẻ hơi lớn lao, bởi sau nhiều năm vừa làm vừa học hỏi, gây dựng, đến năm 2020, tôi mới thành lập hợp tác xã (HTX), với 10 thành viên. Mỗi năm, HTX sản xuất khoảng 20.000 bịch phôi nấm sò, 500.000 bịch phôi nấm rơm và 3.000 bịch phôi nấm mộc nhĩ, mang lại doanh thu hơn 400 triệu đồng/năm; đồng thời tạo việc làm và thu nhập ổn định với 10 triệu đồng/thành viên/tháng.





Chị Nguyễn Thị Hồng Nhung chọn khởi nghiệp từ nấm.
Chị Nguyễn Thị Hồng Nhung chọn khởi nghiệp từ nấm.

Tuy nhiên, mọi thứ mới chỉ đang bắt đầu. Bởi, với người phụ nữ nông thôn (Nguyễn Thị Hồng Nhung vốn tốt nghiệp Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế-P.V) con đường khởi nghiệp đang gặp phải muôn vàn khó khăn, như: Việc kết nối với người tiêu dùng còn hạn chế, chưa ổn định; khả năng tiếp cận nguồn vốn khó khăn; thiếu mặt bằng sản xuất tập trung (hiện, HTX phải thuê mặt bằng phân tán tại 3 địa điểm-P.V). Đó là còn chưa nói đến việc nhận thức và ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất, kinh doanh còn khá mơ hồ. Vì vậy, chúng tôi rất cần sự hỗ trợ, đồng hành nhiều hơn từ chính quyền các cấp và cộng đồng.

D.C.H (thực hiện)

 

Mong muốn tự chủ về kinh tế, khẳng định mình trong xã hội

Phan Thị Thu Hoài, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn 6, xã Trung Trạch (Bố Trạch)

Trước đây, tôi kinh doanh tại chợ Hoàn Lão (Bố Trạch) nhưng sau này việc buôn bán khó khăn và cũng vì bận chăm hai con nhỏ nên năm 2003, tôi đã nghỉ ở nhà. Giai đoạn này, cuộc sống thực sự khó khăn vì tất cả mọi chi phí sinh hoạt đều dựa vào chồng tôi.





Mô hình bao tiêu sản phẩm lúa gạo của chị Phan Thị Thu Hoài (bìa trái) mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình bao tiêu sản phẩm lúa gạo của chị Phan Thị Thu Hoài (bìa trái) mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Năm 2007, khi con đã cứng cáp, tôi quyết định tiếp tục khởi nghiệp để cùng chồng chăm lo cho cuộc sống gia đình. Ban đầu, tôi chọn mô hình nuôi lợn, tuy nhiên, do khu vực chăn nuôi nằm trong khu dân cư nên dù hiệu quả, tôi vẫn phải dừng. Tôi lại tiếp tục với mô hình nuôi gà, mở nhà hàng di động phục vụ hoạt động hiếu hỷ, bao tiêu sản phẩm lúa gạo cho bà con xã Trung Trạch (Bố Trạch)… Tôi cũng mạnh dạn ứng dụng các nền tảng mạng xã hội phục vụ cho việc kinh doanh, buôn bán của mình. Nhờ kinh doanh thuận lợi, tôi có thu nhập bình quân từ 200-300 triệu đồng/năm, giải quyết việc làm cho 2-3 lao động tại địa phương. 

Tôi nhận thấy, khi bản thân có thể tự chủ về kinh tế, ngoài việc cải thiện đời sống gia đình còn khẳng định vị thế của mình trong xã hội. Để có được điều đó, ngoài sự nỗ lực của bản thân, việc tham gia công tác hội phụ nữ cũng chính là môi trường khơi nguồn sáng tạo, khởi nghiệp cho tôi.

Lê Mai (thực hiện)

 





 

https://baoquangbinh.vn/kinh-te/202410/chung-toi-noi-ve-chung-toi-2221747/

Địa chỉ Mua Điện thoại iphone, Macbook, Ipad, Apple Watch chính hãng Uy tín nhất, dẫn đầu, được số đông khách hàng chọn lựa: Thế Giới Di Động 127 Trần Hưng Đạo (đối diện Bến xe TP Đồng Hới), tỉnh Quảng Bình

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Latest Posts