04/04/2022 14:22
04/04/2022 14:22
Đầu năm 2022, giá đất vùng ven có xu hướng tiệm cận giá đất khu vực trung tâm sau khi các thông tin quy hoạch được công bố. Theo ghi nhận của Dat Xanh Services có nơi giá bất động sản đã tăng tới 38%.
Theo báo cáo quý I/2022 của Dat Xanh Services, diễn biến thị trường bất động sản trong năm 2022 sẽ phụ thuộc nhiều vào tốc độ giải ngân vốn đầu tư công. Khu vực miền Bắc tiếp tục là địa phương được hưởng lợi từ các dự án trọng điểm, với nhiều địa phương có kế hoạch đầu tư công cao nhất giai đoạn 2021 - 2025 như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh.
Trong năm 2022 sẽ chứng kiến việc đẩy mạnh các hạ tầng vùng ven tại khu vực miền Bắc như Cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang, Cao tốc Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long, Cao tốc Hà Nội - Lào Cai, Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, đường nối 2 cao tốc trọng điểm tại phía Bắc…, hay mở rộng cao tốc về phía Tây và vùng ven biển phía Nam như Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Tiền Giang - Bến Tre - Trà Vinh, các dự án nối bờ Đông và bờ Tây như Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu. Theo ghi nhận của Viện nghiên cứu thị trường Dat Xanh Services, đầu năm 2022, giá đất vùng ven có xu hướng tiệm cận giá đất khu vực trung tâm sau khi các thông tin quy hoạch được công bố.
Theo đó, sau khi có thông tin quy hoạch, các dự án nằm cách khu vực trung tâm 10km ghi nhận tốc độ tăng giá từ 10 - 15%, các dự án nằm cách khu vực trung tâm 20km ghi nhận tốc độ tăng giá 38%, các dự án nằm cách khu vực trung tâm 30km ghi nhận tốc độ tăng giá từ 35%, các dự án nằm cách khu vực trung tâm 20km ghi nhận tốc độ tăng giá từ 28%.
Tại Hà Nội, nguồn cung mới ghi nhận ở mức 4.904 căn hộ, tăng 36% theo quý, trong đó, số lượng sản phẩm mới tập trung chủ yếu tại khu Tây (60%), khu Đông (38%). Nguồn cung sơ cấp ghi nhận 13.700 căn hộ.
Trong khi đó, nguồn cung mới tại thị trường TP. HCM Quý 1/2022 ghi nhận ở mức 2.166 căn hộ, giảm 55% so với quý 4/2021, trong đó, tập trung chủ yếu tại Bình Chánh (39%), Thủ Đức (29%), Bình Tân (22%). Nguồn cung sơ cấp ghi nhận 4.401 căn hộ.
Số lượng các dự án mở bán mới tại TP. HCM giảm đáng kể trong khi nguồn cung tại Hà Nội vẫn tăng mạnh. Nhiều nguyên nhân dẫn đến nguồn cung mở bán mới tại TP. HCM giảm, tuy nhiên, vấn đề chính là do quá trình cấp phép cho các dự án mới chậm và quỹ đất hạn chế. Khi quỹ đất của tại TP. HCM hạn chế làm cho nguồn cung trở nên khan hiếm, mặt bằng giá bất động sản ngày càng leo thang đi đôi với áp lực hạ tầng do gia tăng dân số và nhu cầu tách khẩu của khu vực này. Mặt bằng giá thị trường căn hộ Hà Nội ghi nhận ở mức 45 triệu đồng/m2, tăng khoảng 5% so với quý trước.
Mặt bằng giá thị trường căn hộ TP. HCM ghi nhận ở mức 64 triệu đồng/m2, tăng khoảng 9% so với quý trước. Với nhu cầu mạnh mẽ, tỷ lệ hấp thụ từ người mua trong nước vẫn ở mức tốt khi ghi nhận tỷ lệ bán lũy kế đạt 80% tại Hà Nội và 88% tại TP. HCM.
Trong hai năm tới, nguồn cung căn hộ tại thị trường Hà Nội được dự báo sẽ có thêm khoảng 54.000 sản phẩm, tập trung chủ yếu tại Bắc Từ Liêm, Đông Anh, Long Biên, Hoàng Mai, Thanh Trì… Còn tại TP. HCM được kỳ vọng sẽ có thêm khoảng 50.000 sản phẩm mới, tập trung chủ yếu tại TP. Thủ Đức, khu Nam và khu Tây,…
Nhận định thị trường ven Hà Nội, cụ thể là Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, một dự án đô thị lớn tại Hưng Yên đã chiếm đến 69% nguồn cung căn hộ mới cho toàn thị trường khi mở bán với số lượng lớn tương đương 1.000 sản phẩm, với tỷ lệ hấp thụ cao đến 90%. Giá căn hộ và nhà liền thổ có xu hướng tăng nhẹ, từ 2 - 5% so với quý trước. Tỷ lệ hấp thụ lũy kế bình quân thị trường nằm trong mức khả quan trên 70%, với đa số dự án đang giao dịch đã được mở bán từ các năm trước.
Về nguồn cung tương lai, căn hộ tiếp tục là sản phẩm chủ đạo, và nguồn cung mới có xu hướng phân bổ ra khu vực ven Hà Nội như Bắc Giang, Bắc Ninh. Bên cạnh đó, thời gian tới vẫn sẽ ghi nhận xu hướng Bắc tiến của các chủ đầu tư lớn khu vực phía Nam.
Tại thị trường miền Trung, sau thời gian dài, thị trường ghi nhận lại sự hồi phục ở cả nguồn cung và nguồn cầu, trong đó đất nền và căn hộ vẫn là hai phân khúc có tỷ lệ hấp thụ tốt. Nhà phố thương mại chiếm lĩnh nguồn cung mới tại Quảng Trị, Phú Yên, Quảng Nam. Phân khúc căn hộ tập trung ở Đà Nẵng, trong khi các khu vực khác chủ yếu là phân khúc thấp tầng. Cơ sở hạ tầng phát triển và được đầu tư mới, cộng thêm động lực lớn từ việc mở lại đường bay quốc tế giúp khôi phục trở lại hoạt động du lịch là triển vọng cho bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi.
Về nguồn cung tương lai, Đà Nẵng dự kiến dẫn đầu nguồn cung căn hộ đến từ các dự án dọc sông Hàn, với khoảng 2.000 căn hộ. Tương tự, thị trường Khánh Hòa cũng sẽ nhanh chóng đón nhận nguồn cung căn hộ mới. Bình Định khởi sắc bất động sản nghỉ dưỡng, là thị trường thu hút NĐT nhờ dòng chảy đầu tư công.
Tại miền Nam, khảo sát 3 tỉnh Đồng Nai - Bình Dương - Bà Rịa Vũng Tàu, nguồn cung căn hộ là sản phẩm chủ đạo, chiếm 63,9% nguồn cung mới. Tuy có xu hướng giảm nhưng nguồn cung mới tại thị trường Bình Dương vẫn chiếm ưu thế với 76% tổng giỏ hàng mới. 90% nguồn cung nhà liền thổ trong khu vực đến từ Đồng Nai với các dự án quy mô lớn. Giá bán nguồn cung mới tăng 5%-10% so với đợt trước, giỏ hàng cũ có giá bán ổn định theo quý, trong đó, giá bán căn hộ Bình Dương xấp xỉ căn hộ hạng C của TP. HCM, tương đương khoảng 24 - 47 triệu đồng/m2.
Nhận định thời gian tới, các dự án hạ tầng sẽ là yếu tố giữ độ “nóng” giúp thị trường bất động sản khu vực tiếp tục tăng nhiệt. Với sức cầu được đánh giá khả quan, phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng tại Bà Rịa-Vũng Tàu được đẩy mạnh, giá bán các dự án dự kiến sẽ tăng trong các đợt mở bán mới từ 3% - 7%.
Thị trường miền Tây trong quý đầu năm trở nên sôi động với thông tin đầu tư tiện ích, dự án quy mô lớn. Nhờ kết nối đồng bộ về hạ tầng và thu hút đầu tư, đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp, Long An dẫn dắt nguồn cung thị trường. Sản phẩm đất nền xung quanh khu công nghiệp vẫn là khẩu vị của nhiều nhà đầu tư. Giá bán các dự án trên địa bàn hầu như ổn định, mức tăng nhẹ 3% - 5% so với cuối năm trước. Một số dự án triển khai giai đoạn mới tại các khu vực trung tâm, tiện ích đa dạng ghi nhận tăng giá mạnh hơn các khu vực còn lại. Thị trường cũng ghi nhận sự gia tăng của loại hình nhà liền thổ thông qua các dự án khu đô thị quy mô lớn.
Nhận định về nguồn cung tương lai, loại hình đất nền sẽ tiếp tục dẫn đầu trong quý tới, loại hình nhà xây sẵn dự kiến chiếm lĩnh thị trường trong thời gian gần. Giá bán chủ yếu sẽ tăng theo tiến độ thông tin quy hoạch hạ tầng, tiện ích. Dự kiến, nguồn cung sẽ có bước khởi sắc hơn trong quý tới khi có thông tin về nhiều dự án mở bán sau thời gian dài giữ chỗ, giá bán mới sẽ tăng 5% - 10% trước thông tin nhiều dự án hạ tầng sắp triển khai.
Nguồn:http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/ha-tang-trien-khai-gia-bat-dong-san-dong-loat-tang-phi-ma-420224475320784.htm
Cựu Chủ tịch Tổng công ty 3/2 Nguyễn Văn Minh khai trước khi ký hợp đồng chuyển nhượng đất, bị cáo đã xin chủ trương. Ngoài ra, việc chuyển nhượng nhằm sinh lãi cho đơn vị.
Đầu năm 2019, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất phân chia cả nước thành 7 vùng kinh tế - xã hội, thay vì 6 vùng như lâu nay. Sau thời gian bàn thảo, kết quả là giữ nguyên 6 vùng.
Tiền bạc có hạn, thay vì lựa chọn căn hộ chung cư ở xa, nhiều người nhắm đến những căn nhà "siêu tí hon" diện tích chỉ từ 10m2 ở nội thành TP.HCM. "Chật chút nhưng cũng có cái tiện ở phố, gần chỗ làm, trường học" như nhiều người tâm sự.
Theo Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính, cấp thẩm quyền cần bổ sung quy định giao dịch chuyển nhượng bất động sản (BĐS) phải thanh toán qua ngân hàng để minh bạch trong kiểm soát giao dịch và quản lý thuế.
Bệnh viện Ung bướu Nghệ An quyết định cho đấu thầu lại Gói thầu 03 bước khảo sát thiết kế của Dự án Xây dựng Bệnh viện Ung bướu Nghệ An (giai đoạn 2).
Ngày 1/6, Savills Việt Nam đã công bố những ghi nhận và nghiên cứu mới nhất của Công ty tư vấn bất động sản này về việc thị trường bất động sản Đà Nẵng ngày càng chào đón nhiều sản phẩm hàng hiệu và xu hướng “ngôi nhà thứ hai” tại đây đang quay trở lại đường đua.
Bộ TN-MT cho biết, giá đất ở một số khu vực tăng lên một cách đột biến gây nên hiện tượng sốt ảo làm ảnh hưởng đến điều hành phát triển kinh tế - xã hội, trật tự an ninh ở địa phương.
Bỏ hơn 2 tỷ đồng mua 1.000 m2 đất ở Thạch Thất (Hà Nội), anh Đào Anh Quân (Hà Đông) đang rao bán 1 tỷ đồng vẫn chưa ai mua.
Người dân ngày càng khó vay ngân hàng để mua nhà khi room tín dụng dần cạn kiệt. Điều này khiến thanh khoản thị trường đi xuống dù giá nhà chưa có dấu hiệu hạ nhiệt như kì vọng.
Trong vòng xoáy “thanh lọc” của thị trường bất động sản, có một dòng sản phẩm vẫn “sống tốt” và thậm chí còn tăng trưởng mạnh mẽ hơn, đó là đất nền dự án.
Đất nền sẽ là xu hướng đầu tư chủ đạo trong vòng 3-5 năm tới bởi những lợi thế đặc thù, còn phân khúc chung cư có thể kéo nhà đầu tư trở lại.
2 lần tiến hành bán đấu giá tài sản công ty Quan Minh bất thành, mới đây nhất, Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy đã có văn bản yêu cầu MB Bank tạm dừng sự việc.
Sau khi 'càn quét' qua nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, cơn sốt đất đang nhen nhóm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi khi lượng giao dịch bất động sản tại địa phương này đang sôi động trở lại.
Cùng với sự ấm dần lên của du lịch, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng theo CBRE cũng bắt đầu trở lại đường đua sau hai năm trầm lắng, với nhiều dự án dự kiến sẽ được chào bán trong năm 2022 để nhanh chóng đón đầu đà tăng của du lịch nghỉ dưỡng.
Từ đầu năm, bất động sản nghỉ dưỡng có tín hiệu khởi sắc ở hầu hết phân khúc và thị trường, đặc biệt tại các tỉnh ven biển và khu vực miền Trung.
Lên cơn sốt tại nhiều nơi khiến đất trở thành con cá, mớ rau được người người tranh nhau mua, nhưng sự thật tất cả đều được dàn dựng theo kịch bản có sẵn.
Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi vừa có báo cáo số 13/BC-SXD gửi đến UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc báo cáo kết quả triển khai thực hiện Quyết định số 1398/QĐ-TTg ngày 16/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ - trong năm 2021
Cơ quan chức năng khẳng định việc chen chúc nộp hồ sơ gây quá tải ở bộ phận một cửa huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng là do một số nhóm người dựng nên để tạo làn sóng gây sốt đất ảo.
Những cơn sốt đất nóng lên từng giờ có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do giới “cò” bắt tay nhau thổi giá.
Ngày hôm qua 4/4, trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện Hoà Vang (Đà Nẵng) chen chúc, đông nghịt người. Nhiều người thắc mắc hiện tượng trên liệu có phải do vùng ven Đà Nẵng sốt đất?
Thời gian vừa qua tại một số địa phương đã diễn ra một số hoạt động môi giới bất động sản (BĐS) kiểu “tự phát”, không tuân thủ pháp luật về đất đai; Kinh doanh BĐS, phân lô đất nông nghiệp, quảng cáo sai sự thật... gây ảnh hưởng đến thị trường.
“Giá đất gần đây tăng vọt, đây chính là hậu quả của những cú “bắt tay” giữa các nhà môi giới nhằm gây sóng giả vì lợi ích cá nhân, đơn vị mà không mang lại lợi ích phục vụ kinh tế tỉnh, vùng đó. Điều này đồng nghĩa với một thị trường bất động sản phát triển thiếu lành mạnh” - giới chuyên gia nhận định như vậy tại buổi tọa đàm “Vai trò nhà môi giới bất động sản trong xu thế mới”, diễn ra tại TP HCM ngày 30/3.
Trong khi các cơ sở kinh doanh không còn mạnh tay chi tiền thuê mặt bằng, chủ nhà lại khăng khăng giữ giá thuê ở mức cao như trước dịch, đẩy mặt bằng trung tâm vào cảnh ế ẩm.
Việc Bộ Tài chính mới đây đề nghị các địa phương cho ý kiến về nội dung sửa đổi luật thuế liên quan đến bất động sản (BĐS), vẫn còn những ý kiến băn khoăn. Tuy nhiên, đa phần đều cho rằng cần phải siết chặt việc đánh thuế đối với loại hàng hóa đặc biệt này.
Đà Nẵng cảnh báo người dân trước tình trạng một số người lừa nhận làm các dịch vụ chuyển múc đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở để thu lợi bất hợp pháp.
Chính quyền tỉnh Gia Lai yêu cầu xử lý nghiêm các dự án bất động sản chưa đủ điều kiện pháp lý đã đưa vào giao dịch.
Chiều 4/3, UBND huyện Lộc Ninh (Bình Phước) ra quyết định xử phạt hành chính Công ty Địa ốc Nam Khương 100 triệu đồng vì vi phạm kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản. Đây là doanh nghiệp thực hiện việc mua bán đất gây xôn xao dư luận thời gian qua.
Đề xuất giao dịch bất động sản phải qua ngân hàng được Tổng cục Thuế tham mưu cho Bộ Tài chính nhằm chống thất thu thuế trong lĩnh vực này.
Sau vụ đấu giá đất Thủ Thiêm, thị trường cũng choáng váng với thông tin mở bán các dự án có giá cao ngất ngưởng ngay trong những ngày đầu năm.
Bất động sản bán lẻ đang có xu hướng hồi phục sau khi các biện pháp giãn cách phòng dịch được nới lỏng và thị trường chuyển sang trạng thái “bình thường mới”.
Sau khoảng thời gian thị trường biến động vì Covid-19, tâm lý lạc quan đã trở lại rõ nét trên thị trường BĐS đầu năm 2022. Bắt tín hiệu này, nhóm nhà đầu tư F0 trẻ tuổi (có tích luỹ vốn từ làm ăn) rục rịch quay trở lại thị trường.
Ngoài căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ thì giá đất nền ghi nhận tăng cao 20-30% so với năm trước, có nơi xảy ra "sốt giá".
Việc du lịch được khơi thông trở lại chính là “cú hích” hữu hiệu giúp ngành du lịch và thị trường bất động sản nghỉ dưỡng trở lại đường đua sau thời gian dài bị kìm nén bởi dịch bệnh.
Những vướng mắc từ các dự án liên quan đến thủ tục đất đai của Đà Nẵng đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Thanh tra Chính phủ, các bộ, ngành liên quan phối hợp xử lý.
Nguồn thu từ quỹ đất là một trong những nguồn vốn được ghi tại các quyết định chủ trương đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của TP Quảng Ngãi năm 2022. Vì vậy, thành phố sẽ tập trung hoàn thành việc đấu giá quyền sử dụng đất đối với quỹ đất đã phân lô...
Khác với các năm trước, thời điểm giáp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, thị trường ghi nhận có sự tăng trưởng “nóng” về giá bán, đầu tiên là ở những đô thị lớn sau đó lan rộng ra các vùng phụ cận.
Năm 2021 thị trường bất động sản (BĐS) chứng kiến nhiều đợt giá đất tăng theo chiều dựng đứng, nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, sốt thật thì ít, sốt giả thì nhiều. Điều này đã gây ra nhiều phiến toái, làm nhiễu loạn thị trường.
Loạt yếu tố tác động tới giá bất động sản tại Quảng Ngãi trong thời gian tới sẽ tăng do chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng tăng cao, giá vật liệu xây dựng tăng…
Văn phòng Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề nghị Hà Nội thông báo kết quả xử lý việc xây dựng sai phép tại công trình biệt thự số 09 lô B khu biệt thự 5,2 ha phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy.
Với vị trí đắc địa và thiết kế linh hoạt, The Pavilion đã chiếm được cảm tình của khách hàng. Không khó hiểu khi gần 100% các căn hộ tại P2 và P4 thuộc phân khu tìm thấy chủ nhân ngay khi vừa mở bán.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư về kiểm soát nguy cơ xảy ra bong bóng bất động sản và sốt đất làm nhiễu loạn thị trường.
Sau thời gian “ngủ đông”, thời điểm cuối năm 2021, nhiều doanh nghiệp bất động sản (BĐS) đã bắt đầu quay trở lại “đường đua” bằng việc mở bán các dự án cũng như hé lộ kế hoạch kinh doanh năm tới. Theo dự báo của các chuyên gia, bức tranh nền kinh tế và thị trường BĐS năm 2022 sẽ tươi sáng.
Năm 2021, thị trường bất động sản xuất hiện nhiều căn hộ, dự án có giá cao kỷ lục, thậm chí còn được cho là “ngáo giá”.
Lô đất mang ký hiệu 3-5 thuộc khu chức năng số 3 trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm rộng hơn 6.446 m2 đã được bán đấu giá thành công với mức giá 3.820 tỉ đồng, gấp 6,6 lần giá khởi điểm. Đã có 130 lượt trả giá của 21 khách hàng.
Dịch bệnh chưa được khống chế, kinh tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thế nhưng thời gian qua tại nhiều địa phương giá đất tăng mạnh, thậm chí nhiều nơi còn tăng phi mã như ở TP.Đông Hà (tỉnh Quảng Trị).
Bất động sản có mảng xanh ven đô để tránh dịch bất ngờ trở thành xu hướng đầu tư an toàn sau đợt cao điểm Covid-19 lần thứ tư.
“Ôm” nhiều lô đất nền từ cơn sốt bất động sản hồi đầu năm 2021, nhiều nhà đầu tư đang đau đầu lên kế hoạch thoát hàng.
Kể từ thời điểm 1/5 đến nay, thị trường bất động sản (BĐS) Đà Nẵng tiếp tục rơi vào trạng thái đóng băng do dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại. Hàng loạt DN BĐS buộc phải đóng cửa hoặc chỉ cầm cự qua mùa dịch.
Đà Nẵng xưa nay vẫn được giới đầu tư ví như một điểm nóng của thị trường. Trong giai đoạn 2011-2020, đặc biệt thời điểm 2014-2019, giá bất động sản Đà Nẵng từng tăng mạnh, tính bằng con số hàng chục lần.