17/05/2022 08:55
17/05/2022 08:55
Hôm qua, VN-Index tiếp tục giảm 10,82 điểm xuống 1.171,95 điểm và tổng cộng đã giảm hơn 23% từ mức đỉnh và rơi về mức thấp nhất trong hơn 1 năm qua. Thị trường chứng khoán giảm sâu khiến nhiều nhà đầu tư hoang mang, lo sợ cũng như mất niềm tin vào kênh đầu tư này.
Vốn hóa “bốc hơi” hơn 52 tỉ USD
Thị trường chứng khoán ghi nhận 6 tuần sụt giảm liên tiếp kể từ đầu tháng 4 đến nay. Chỉ tính riêng trên sàn TP.HCM, vốn hóa thị trường đã giảm hơn 1,25 triệu tỉ đồng, hơn 52 tỉ USD. Hầu hết cổ phiếu đã giảm 40-50% khiến nhà đầu tư (NĐT) cá nhân lẫn nhiều tổ chức đều lỗ lớn. Mặc dù thị trường giảm theo diễn biến không thuận lợi từ thị trường chứng khoán nhiều nước, các vụ án thao túng giá chứng khoán trên sàn… nhưng tốc độ giảm của VN-Index là nhiều nhất thế giới. Điều khiến các NĐT hoang mang và không biết nguyên nhân là mọi cổ phiếu đều bị giảm mạnh nhiều phiên liên tiếp dù doanh nghiệp vẫn báo cáo hoạt động tăng trưởng, lợi nhuận cao.
Hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán có xung đột lợi ích với nhà đầu tư NGỌC THẮNG
Trên thực tế, thường đến gần cuối đợt giao dịch hay có những lệnh bán lớn đẩy giá nhiều cổ phiếu càng giảm sâu. Hiện tượng bất thường này liên tục xảy ra trong khung giờ nhất định khiến giới đầu tư cho rằng lệnh mua vào hoặc bán ra với số lượng quá lớn này chỉ có thể xuất phát từ bộ phận tự doanh của các công ty chứng khoán (CTCK).
NĐT càng có lý do nghi ngờ khi từ ngày 1.3, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã thông báo dừng cung cấp thông tin giao dịch tự doanh cho các đối tác để rà soát, phát triển sản phẩm mới. Trước đó, thông tin này chỉ được cung cấp theo gói dịch vụ cho các khách hàng có nhu cầu.
Trước bức xúc của NĐT, cuối tuần qua, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho hay yêu cầu các sở giao dịch chứng khoán thực hiện công bố thông tin về giao dịch tự doanh của CTCK. Trong thời gian tới sẽ trình Bộ Tài chính để sửa đổi, bổ sung Thông tư 96 hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Đồng thời, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ giám sát chặt chẽ nâng hiệu quả hoạt động, chất lượng cung cấp dịch vụ, năng lực tài chính, đạo đức nghề nghiệp của các tổ chức cung cấp dịch vụ trên thị trường, đặc biệt là các CTCK, công ty kiểm toán độc lập, công ty quản lý quỹ…
Phó chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính (VAFI) Nguyễn Hoàng Hải phân tích các sở giao dịch chứng khoán là công ty nhà nước độc quyền, hưởng siêu lợi nhuận từ phí giao dịch của các NĐT trên thị trường nói chung. Nghĩa vụ của các sở giao dịch chứng khoán là quản lý, vận hành sàn giao dịch cũng như công bố thông tin liên quan.
Mọi thông tin liên quan cổ phiếu giao dịch hằng ngày càng được công bố chi tiết, công khai và càng nhiều càng tốt. Điều này thể hiện rõ hoạt động của thị trường càng minh bạch, tạo niềm tin cho nhà đầu tư trong và ngoài nước. Từ đó thị trường chứng khoán VN sẽ phát triển tốt hơn Ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính (VAFI)
Như vậy, số liệu giao dịch của chính các CTCK cũng cần được công khai rộng rãi như giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài đang được cung cấp hằng ngày. Hơn nữa, các CTCK luôn có lợi thế nhiều hơn NĐT cá nhân trong các vấn đề tiếp cận thông tin trên thị trường, từ những hoạt động của doanh nghiệp niêm yết lẫn hoạt động mua bán nói chung. Vì vậy cơ quan quản lý cần cung cấp thông tin càng nhiều càng tốt.
“Đây không phải là thông tin đặc biệt hay chọn lọc mà chỉ cung cấp riêng cho các NĐT tổ chức. Mọi thông tin liên quan cổ phiếu giao dịch hằng ngày càng được công bố chi tiết, công khai và càng nhiều càng tốt. Điều này thể hiện rõ hoạt động của thị trường càng minh bạch, tạo niềm tin cho NĐT trong và ngoài nước. Từ đó thị trường chứng khoán VN sẽ phát triển tốt hơn”, ông Nguyễn Hoàng Hải chia sẻ thêm.
Giám sát chặt hoạt động tự doanh
Trước những nghi vấn của NĐT về xung đột lợi ích giữa việc CTCK vừa mua bán cổ phiếu vừa tư vấn cho NĐT giao dịch, cuối tháng 4 Bộ Tài chính thông tin rằng điều này là phù hợp với thông lệ quốc tế và quy định pháp luật. Tuy nhiên, cơ quan này cũng cho rằng việc CTCK được cấp phép hoạt động nghiệp vụ tự doanh, quản lý tài khoản khách hàng và tư vấn đầu tư chứng khoán có thể có xung đột lợi ích giữa công ty và khách hàng. Do vậy, để ngăn ngừa, luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn đã quy định CTCK có nghĩa vụ ưu tiên quyền lợi và bảo vệ tài sản khách hàng. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện giám sát thường xuyên liên tục qua báo cáo hoặc kiểm tra tại chỗ hoạt động của các CTCK nhằm bảo đảm các công ty hoạt động tuân thủ quy định pháp luật. Nhưng giải thích của Bộ Tài chính chưa thể xoa dịu bức xúc của NĐT, bởi trên thực tế hoạt động tự doanh của các CTCK đã nêu ra nhiều lần và từ hơn 10 năm trước.
Theo TS Nguyễn Văn Thuận (Trường ĐH Tài chính-Marketing tại TP.HCM), vấn đề giám sát trên thị trường chứng khoán thời gian qua còn chưa chặt chẽ và có nhiều lỗ hổng nên vẫn để tồn tại nhiều vụ thao túng giá chứng khoán; hoạt động giám sát của cơ quan quản lý nhà nước thời gian qua còn lơ là. Tương tự, dù hoạt động tự doanh có quy định để hạn chế các xung đột lợi ích, nhưng NĐT vẫn có thể nghi ngờ các CTCK không trung thực. Thực tế, nếu CTCK đã sở hữu cổ phiếu nào và sau đó bộ phận phân tích tư vấn đưa ra khuyến nghị đánh giá tốt để NĐT mua vào thì càng có lợi thế hơn. Đó là chưa kể nhiều công ty hiện có thể tiếp xúc riêng với các doanh nghiệp và nắm được nhiều thông tin trước. Nếu có trục lợi từ những hành động này thì có thể được xếp vào việc “giao dịch nội gián”. Vì vậy, quan trọng nhất là phải giám sát chặt hơn để ngăn ngừa và xử phạt nghiêm minh những hành vi này.
TS Đinh Thế Hiển, Chuyên gia kinh tế, nêu vấn đề: Các CTCK tại Mỹ chủ yếu là làm nhiệm vụ tạo lập thị trường (market maker), đại diện mua bán cho các doanh nghiệp để có thể tạo thanh khoản của cổ phiếu. Song song đó, CTCK nhận ủy thác đầu tư và sẽ giao lại cho các chuyên viên theo từng cấp độ và các chuyên viên được hưởng lợi nhuận theo hiệu quả đầu tư. Khi đó các hoạt động này không mâu thuẫn với lợi ích của khách hàng. Trong khi tại VN các CTCK lại có lợi nhuận chính từ hoạt động môi giới, cho vay (margin) và tự doanh. Thậm chí gần đây nhiều công ty đã miễn phí môi giới cho thấy họ có thể không cần đến phí này.
Theo lý thuyết, bộ phận tự doanh của các CTCK tách rời với phân tích và môi giới nhưng trên thực tế không ai quản lý được thông tin trao đổi trong cùng một công ty. Vì vậy, bản thân NĐT sẽ không biết CTCK mua hay bán cổ phiếu nào khi nhận được tư vấn về một mã cổ phiếu cụ thể. Khi có nhiều NĐT tham gia mua vào thì sẽ tạo cầu lớn làm giá sẽ tăng và NĐT có lợi nhưng chính CTCK là đơn vị hưởng lợi lớn hơn vì đã mua trước với giá thấp hơn…
Đây là vấn đề bất cân xứng thông tin hay còn có thể gọi là thiếu minh bạch thông tin trên thị trường chứng khoán. Một nghiên cứu trước đây đã từng đoạt giải Nobel kinh tế về vấn đề này cho rằng bên nắm thông tin nhiều sẽ là người chiến thắng. Để giải quyết xung đột lợi ích này, cần bổ sung quy định về công bố thông tin của CTCK. Cụ thể, khi CTCK đưa ra tư vấn đầu tư về một mã chứng khoán cụ thể thì phải công bố thông tin kèm theo như số lượng đang sở hữu, giá mua bình quân… Đây mới là tạo ra sự công bằng đối với NĐT và sự minh bạch cho thị trường. Song song, công tác giám sát, hậu kiểm cũng cần gia tăng xoay quanh các hoạt động tự doanh, tư vấn của CTCK để giảm thiểu rủi ro, nhất là những cú tiếp tay cho thao túng giá hay giao dịch nội gián.
Nguồn: https://thanhnien.vn/chung-khoan-viet-nam-boc-hoi-hon-52-ti-usd-post1459295.html
Độ rộng cải thiện đáng kể trong phiên chiều và nhiều nhóm cổ phiếu lớn đảo chiều tích cực, từ tài chính bảo hiểm, tới dầu khí, bên cạnh nhóm cổ phiếu điện mạnh sẵn từ sáng. Đến khi VCB, GAS tăng trở lại, VN-Index được đẩy bật qua tham chiếu, xóa sạch mức giảm trong ngày...
Hàng loạt mã cổ phiếu trong nhóm VN30 bất ngờ bị bán ra, khiến cho VN Index mất đi chỗ “nương tựa” và quay đầu giảm trong phiên giao dịch cuối cùng của tháng 5.
Các nhà đầu tư tiền số đã chịu ảnh hưởng nặng nề sau khi thị trường tiền số lao dốc trong 2 tuần trở lại đây. "Thảm họa" LUNA khiến nhiều ông trùm tiền mã hóa bốc hơi kha khá lượng tài sản của mình và đánh mất danh hiệu tỷ phú sau cú sập vừa qua.
Áp lực bán suy yếu giúp thị trường hồi phục nhanh chóng, VN-Index tăng nhẹ trong ngày chốt phái sinh tháng 5.
Cổ phiếu tiếp tục đồng loạt giảm mạnh, qua đó kéo chỉ số VN-Index mất hơn 40 điểm xuống dưới ngưỡng 1.200 điểm.
Mặc dù VN-Index chỉ quay lại mức điểm thấp nhất của 2 phiên liền trước, nhưng hàng loạt cổ phiếu đã rơi tự do sâu hơn nhiều. Riêng HoSE có tới 163 mã giảm hết biên độ và cả 3 sàn tới 221 mã. Mới T+2 nhưng cổ phiếu bắt đáy dù là giá thấp nhất, cũng đang đối diện nguy cơ thua lỗ khi về đến tài khoản...
Đà tăng giá được duy trì tốt trong cả phiên chiều đã kết thúc một ngày kiểm định đáy mạnh mẽ. VN-Index đóng cửa tăng 1,89% tương đương gần 24 điểm và chỉ số “vá đáy” thành công. Cổ phiếu blue-chips dĩ nhiên là nhóm dẫn dắt hôm nay, khi hàng loạt cổ phiếu đảo chiều với biên độ tới 5-7%...
Vốn hóa của Bitcoin bốc hơi gần 100 tỷ USD chỉ sau một đêm. Dù vậy, giá đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới phục hồi nhẹ và hiện dao động quanh mốc 31.000 USD.
Mở đầu phiên chiều, bóng tiêu cực phủ toàn thị trường khi có hơn 900 mã giảm giá, cao gấp 10 lần số mã tăng giá.
Trả lời phản ánh của nhà đầu tư mới (F0) về việc bị "đạp ngã dúi dụi" trong phiên lao dốc của chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho biết đã giám sát thường xuyên liên tục qua báo cáo hoặc kiểm tra tại chỗ hoạt động của công ty chứng khoán (CTCK); từ đó, nhằm có giải pháp bảo vệ nhà đầu tư.
Chứng khoán lại giảm sâu trong phiên giao dịch đầu tuần 25-4. Thanh khoản sụt giảm mạnh, nhà đầu tư đang trong tình trạng "chim sợ cành cong" sau khi thua lỗ nặng những ngày vừa qua
Phiên giao dịch đầu tuần, ngày 18.4, áp lực bán mạnh đã đẩy hàng loạt cổ phiếu bất động sản, chứng khoán, ngân hàng... giảm sâu. Chốt phiên, VN-Index giảm 25,96 điểm xuống 1.432,6 điểm; HNX-Index giảm 13,59 điểm xuống 403,12 điểm. UPCoM-Index giảm 2,15 điểm xuống 110,21 điểm.
VN-Index lại để mất điểm trong phiên cuối tuần. Đây là phiên giảm điểm thứ 4 trong tuần của chỉ số. Tính chung tuần qua, VN-Index giảm 43 điểm, tương đương hơn 2,9%, đóng cửa ở mức 1.458 điểm.
Nhà đầu tư chứng khoán đã lấy lại hưng phấn khi hàng loạt cổ phiếu chuyển từ giảm sâu phiên sáng sang tăng trần "tím ngắt" cuối phiên giao dịch 13-4. VN-Index đóng cửa tăng gần 22 điểm.
Chứng khoán có phiên thứ 3 liên tiếp giảm mạnh với áp lực bán tăng mạnh. Cuối phiên, VN-Index giảm hơn 26 điểm. Tính chung 3 sàn, gần 860 cổ phiếu chìm trong sắc đỏ, trong đó có 99 mã giảm sàn, nhóm bất động sản lại nằm sàn la liệt.
Trong tuần qua, có 4 ví cá voi chứa tổng cộng 200 BTC được kích hoạt trở lại sau hơn 12 năm.
Cổ phiếu FLC, ROS của Tập đoàn FLC tiếp tục bị bán tháo và giảm sâu dưới mệnh giá.
Việt Nam đã có thêm 271.619 tài khoản chứng khoán được mở mới trong tháng 3, vượt qua mức cao kỷ lục thiết lập hồi tháng 12/2021.
Mặc dù chỉ số VN-Index vẫn trụ mốc 1.500 điểm nhưng trong phiên chiều 7/4, áp lực bán tháo của nhiều nhóm cổ phiếu chủ lực đã khiến VN-Index mất hơn 20 điểm (-1,35%), xuống 1.502,35 điểm do lực bán càng ngày càng mạnh về cuối phiên.
Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục trở thành trụ đỡ của thị trường, tuy nhiên không đủ ngăn cản được đà lao dốc của đa số nhóm ngành, đặc biệt là cổ phiếu bất động sản. Kết phiên sáng 7/4, chỉ số VN-Index giảm hơn 10 điểm.
Sau loạt tin liên quan đến Tân Hoàng Minh, cổ phiếu bất động sản bị bán tháo hàng loạt, song thị trường vẫn giữ được sắc xanh cuối phiên. Đóng cửa (6/4), VN-Index tăng nhẹ 2,87 điểm, tương đương 0,19%, lên 1.522,9 điểm nhờ màn trình diễn tích cực của nhóm cổ phiếu ngân hàng.
Bộ Công an vừa tiếp tục thông tin về kết quả điều tra vụ án “Thao túng thị trường chứng khoán” liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết.
Ủy ban Chứng khoán vừa hủy bỏ 9 đợt phát hành trái phiếu của Tân Hoàng Minh. Tuy nhiên, thực tế tập đoàn này mới chỉ công khai 8 lô trái phiếu trị giá 8.130 tỷ đồng.
Trước vụ việc Chủ tịch Tập đoàn FLC - Trịnh Văn Quyết bị khởi tố, đã từng có nhiều vụ thao túng thị trường chứng khoán bị đưa ra xét xử.
Tâm điểm của thị trường trong phiên sáng 4/4 là cổ phiếu "họ FLC", chứng khoán và cao su.
Đà suy giảm của Bitcoin tạm ngưng nhưng thị trường tiền ảo chưa có dấu hiệu hồi phục rõ rệt, sắc đỏ vẫn bao trùm, giao dịch khá ảm đạm.
VN-Index lấy lại được sắc xanh nhờ lực kéo của VNM và nhóm ngân hàng.
Mở cửa phiên giao dịch hôm nay 30/3, hàng loạt nhóm cổ phiếu trụ như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản… chìm trong sắc đỏ, chỉ số VN- Index đi xuống. Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu nhà FLC tiếp tục giảm sàn với dư lượng bán chất đống.
Các cổ phiếu liên quan đến Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết tiếp tục giảm sàn phiên sáng nay 29/3, tài sản ông Quyết giảm hơn 500 tỷ.
Rạng sáng ngày 29/3, giá Bitcoin vượt mốc 48.000 USD và đạt đỉnh 48.086 USD/đồng, mức cao nhất trong năm 2022.
Đồng tiền mã hóa hàng đầu thế giới Bitcoin (BTC) rạng sáng nay (28/3) bất ngờ tăng vọt lên 47.650 USD dù không có nhiều tin tích cực.
Đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới Bitcoin (BTC) đã tăng lên mức 44.000 USD nhờ triển vọng được Nga chấp nhận làm phương thức thanh toán giá mua năng lượng của quốc gia này.
Đến giây cuối cùng của đợt khớp lệnh liên tục, VN-Index “hạ cánh” xuống mốc 1.500,4 điểm. Một chút “hích” nhẹ ở VHM, VCB, NVL là đủ đẩy chỉ số rơi qua ngưỡng này. Tuy vậy thị trường không xấu, khi độ rộng cân bằng, nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ tăng tốt...
Chứng khoán trong nước có phiên tăng điểm thứ 6 liên tiếp giúp VN-Index chính thức trở lại mức trên 1.500 điểm.
Các đối tượng này hiện đã nắm được một số thông tin cụ thể của khách hàng như tên truy cập và mật khẩu đăng nhập, từ đó có thể chiếm quyền sử dụng tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư để thực hiện giao dịch chứng khoán, chuyển tiền, rút tiền và chiếm đoạt tài sản của khách hàng...
Lực kéo của nhóm cổ phiếu bất động sản giúp thị trường chứng khoán bứt phá và nối dài chuỗi 5 phiên tăng liên tiếp.
Các chỉ số chứng khoán toàn cầu bật tăng sau khi thị trường ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực, trong đó có việc Trung Quốc cam kết bình ổn thị trường, giá dầu tiếp tục giảm, Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2018 và những kỳ vọng về các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine.
Sau nỗ lực giằng co phiên sáng, mở cửa phiên chiều ngày 11/3, VN-Index nhanh chóng lao dốc trước áp lực bên bán. Đến 14 giờ 30 phút, VN-Index đã giảm hơn 15 điểm.
Về kịch bản thị trường tháng 3, ABS đánh giá VN-Index có thể tiếp tục giằng co, dao động trong biên độ 1.450-1.535 điểm.
VCSC tin rằng giá cổ phiếu của DIG tăng do kỳ vọng ngày càng cao vào việc phát triển cơ sở hạ tầng ở các tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu, nơi có quỹ đất lớn của DIG. Tuy nhiên, công ty chứng khoán này cho rằng đà tăng mạnh của giá cổ phiếu không phản ánh đúng giá trị cơ bản.
Biến động địa chính trị trên thế giới khiến thị trường chứng khoán có một phiên rung lắc mạnh, nhưng ngay sau đó đã hồi phục khá tích cực.
Thị trường chứng khoán Việt Nam giảm sâu trong phiên sáng nay 24/2. Đến đầu phiên chiều, đà giảm tiếp tục được nới rộng.
Các công ty Đài Loan từ lâu đã quan tâm đến thị trường Việt Nam và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Đài Loan vào Việt Nam luôn nằm trong top đầu. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cá nhân tại Đài Loan lại có rất ít lựa chọn để tham gia vào sự phát triển của nền kinh tế năng động này, đó là lý do chúng tôi ra mắt quỹ Jih Sun Vietnam Opportunity Fund (JSVOF).
Phiên 15/2, chỉ số VN-Index hồi phục 20,79 điểm sau phiên giảm sâu, tương đương 1,41%, lên 1.492,75 điểm.
Với hơn 320 cổ phiếu chìm trong sắc đỏ, nhóm VN30, các trụ cột ngân hàng, chứng khoán đồng loạt giảm, VN-Index đóng cửa “bốc hơi” gần 30 điểm.
Kiểm định lại mốc kháng cự vùng 1480 điểm, thị trường tiếp tục thăng hoa với chủ đạo sóng cổ phiếu ngành ngân hàng.
33,9 triệu cổ phiếu VUA của CTCP Chứng khoán Stanley Brothers sẽ được niêm yết trên sàn Upcom vào ngày 25/1/2022.
Sau khi mất mốc 40.000 USD, giá Bitcoin tiếp tục sụt sâu. Đà giảm của Bitcoin cũng khiến thị trường tiền điện tử đỏ lửa, tổng giá trị vốn hóa hiện ở mức 1.700 tỷ USD, giảm 11,2% so với 24 giờ trước đó.
Dòng tiền đầu cơ trở lại đẩy tâm lý mua đuổi lên cao, nhất là nhóm cổ phiếu FLC và bất động sản nóng đã tăng trần hàng loạt trở lại.
Thông tin sẽ hạn chế dòng tiền vào thị trường chứng khoán, bất động sản là nguyên nhân chính khiến chứng khoán giảm sốc trong phiên 17-1. Dự báo đà giảm chưa dừng lại, các công ty chứng khoán khuyên nhà đầu tư hạn chế bắt "đáy" trong phiên 18-1.
Cổ phiếu đồng loạt giảm trong phiên đầu tuần mới sau khi đã giảm sâu trong tuần trước đó. Chỉ số VN-Index giảm hơn 43 điểm.
Tập đoàn Sơn Đại Việt (HNX: DVG) vừa công bố báo báo tài chính quý IV/2021 với lợi nhuận tăng gấp đôi. Đây cũng là doanh nghiệp đầu tiên niêm yết trên sàn HNX năm 2022.
Vụ bán 'chui' 74,8 triệu cổ phiếu FLC của ông Chủ tịch tập đoàn này đã gây ra dư luận bất bình trên thị trường chứng khoán trong suốt những ngày qua.
Không ngoài dự báo, vụ việc của FLC và Tân Hoàng Minh đã gây tâm lý hoang mang đến các nhà đầu tư chứng khoán và ảnh hưởng xấu đến nhóm cổ phiếu bất động sản nói chung trong phiên sáng nay, 12/1/2022.
Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC, âm thầm bán gần 75 triệu cổ phiếu FLC khiến giá mã chứng khoán này giảm sàn thê thảm, những cổ phiếu liên quan cũng chịu cùng số phận
Giá Bitcoin, Ether và các loại tiền mã hóa khác bùng nổ trong vòng 2 năm qua. Nhưng theo giới chuyên gia, thế giới tiền mã hóa có thể bước vào năm 2022 khó khăn hơn.
Từ khoảng hơn 14 giờ chiều nay (10/1), theo phản ánh của nhiều nhà đầu tư, sàn HoSE có dấu hiệu nghẽn lệnh, không trả lệnh trên bảng điện tử. Thời điểm HoSE bị cho là gặp lỗi, cũng là lúc thị trường đang điều chỉnh mạnh với khoảng 300 cổ phiếu giảm giá.
SSI Research kỳ vọng chỉ số VN-Index khả năng sẽ tiếp tục hướng tới vùng mục tiêu 1.580 điểm trong tháng 1/2022 khi đã chính thức vượt mốc tâm lý 1.500 điểm đi kèm với đó là sự cải thiện của thanh khoản
"Tuy thị trường có thể vẫn trong xu hướng tăng trong năm 2022, song sẽ có sự phân hoá đáng kể ở các nhóm ngành chứ không "đồng loạt đồng thanh" như năm 2021. Hay nói cách khác, đầu tư chứng khoán năm 2022 sẽ "khó nhằn", đòi hỏi nhà đầu tư phải "đãi cát tìm vàng" để chọn được những cơ hội đầu tư tốt", ông Huỳnh Minh Tuấn đánh giá.
Từ một nhóm nhân khẩu học bị gắn với định kiến "tiêu tiền", Gen Z ngày càng mê kiếm tiền nhiều hơn và là những nhà đầu tư chứng khoán tiềm năng.
Trên các diễn đàn về chứng khoán, nhiều nhà đầu tư băn khoăn trước lựa chọn bán cắt lỗ hay tiếp tục mua vào chờ thị trường hồi phục?
Chỉ số VN-Index có thể sẽ còn giằng co và biến động quanh ngưỡng 1.480 điểm trong phiên giao dịch hôm nay 3/12. Rủi ro ngắn hạn trên nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ vẫn có dấu hiệu tăng dần nên các nhà đầu tư ngắn hạn cần hạn chế mua vào ở nhóm cổ phiếu này.
Chịu áp lực từ thông tin tiêu cực về biến chủng Omicron, VN-Index dừng ở mức 1.478,48 điểm, giảm 14,55 điểm trong phiên sáng nay.
Đà báo tháo bị chững lại khi dòng tiền lớn nhập cuộc, thanh khoản tại HoSE đẩy lên mức kỷ lục 24.500 tỷ đồng trong phiên sáng.
Trong phiên sáng nay (27/10), dòng tiền có sự lan tỏa mạnh mẽ hơn, VN-Index vượt mốc kháng cự tại 1.400 điểm.
Thị trường không hẳn yếu đi trong phiên chiều, nhưng các chỉ số thì bị trụ giảm sâu kéo xuống đáng kể. VN30-Index sụt giảm tới 0,82% trong khi cuối phiên sáng mới giảm 0,47%. Nhóm cổ phiếu ngân hàng ảnh hưởng nặng nề...