25/02/2022 15:17
25/02/2022 15:17
Mỹ và đồng minh đồng loạt ra những đòn trừng phạt kinh tế tàn khốc lên Nga sau khi chính quyền Tổng thống Vladimir Putin bắt đầu cuộc chiến tại Ukraine.
Đồng loạt trừng phạt
Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa phát đi thông báo cho biết sau cuộc gặp với các nhà lãnh đạo của nhóm G7, họ đã nhất trí áp đặt các biện pháp trừng phạt "tàn khốc" đối với Nga "để buộc Nga phải chịu trách nhiệm".
Theo đó, tất cả tài sản của Nga tại Mỹ sẽ bị đóng băng và các lệnh trừng phạt cứng rắn hơn sẽ được áp dụng đối với Nga. Ước tính, các ngân hàng lớn của Nga bị trừng phạt có tổng tài sản lên tới 1.000 tỷ USD.
Mục đích mà Mỹ nhắm tới là làm suy yếu khả năng cạnh tranh của Nga trong nền kinh tế công nghệ cao ở thế kỷ 21. Ông Biden cho biết, các lệnh trừng phạt mà Mỹ và các đồng minh áp đặt lên Nga có thể sẽ cắt đứt hơn một nửa lượng hàng hóa và công nghệ nhập khẩu công nghệ cao của Nga.
Chứng khoán Nga tụt giảm.
Thủ tướng Anh Boris Johnson cũng công bố một vòng trừng phạt mới nhằm vào Nga, bao gồm: phong tỏa tỏa tài sản đối với tất cả các ngân hàng lớn của Nga và đóng băng ngay lập tức Ngân hàng VTB. Lệnh trừng phạt sẽ được áp dụng với các cá nhân, tổ chức và công ty con, bao gồm cả công ty quốc phòng lớn nhất của Nga Rostec; hãng hàng không Aeroflot sẽ bị cấm nhập cảnh vào Vương quốc Anh...
Anh cũng đình chỉ ngay lập tức giấy phép xuất khẩu sang Nga như mặt hàng linh kiện điện cho xe tải quân sự và sẽ sớm ban hành luật để cấm xuất khẩu một số lượng lớn các sản phẩm công nghệ cao sang Moscow.
Nước Anh đang làm việc với các đồng minh G7 và NATO để ngăn chặn quyền truy cập của Nga vào hệ thống thanh toán của Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và tài chính quốc tế (SWIFT).
EU thông báo sẽ công bố một loạt các biện pháp trừng phạt mới, cứng rắn đối với Nga.
Chính phủ Thụy Sĩ cho hay sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt tài chính đối với 3 ngân hàng Nga và các hạn chế đi lại đối với 361 thành viên của Duma Quốc gia Nga.
Như vậy, một loạt lệnh trừng phạt kinh tế đã được đưa ra và nhắm vào các tổ chức và tầng lớp thượng lưu ở Nga thân cận với Tổng thống Putin.
Nga tấn công Ukraine.
Nga đối mặt đổ vỡ bên trong
Ngay trong ngày khởi động cuộc tấn công vào Ukraine, thị trường chứng khoán Nga chứng kiến một đợt giảm điểm chưa từng có.
Chỉ số MOEX của thị trường chứng khoán Nga có lúc giảm tới 45%, trước khi phục hồi nhẹ và đóng cửa với mức giảm 33%. Chỉ số RTS định giá bằng USD chốt phiên với mức giảm 39%, cuốn phăng khoảng 70 tỷ USD giá trị vốn hoá của các công ty lớn nhất Nga. Trong khi đó, đồng Rúp mất giá 10% trong một phiên xuống gần 90 Rúp đổi 1 USD.
Cổ phiếu ngân hàng lớn nhất Nga Sberbank mất 43% giá trị sau khi bị đưa vào danh sách trừng phạt của phương Tây. Hãng dầu lửa Rosneft giảm 43%. Còn hãng khí đốt Gazprom với dự án Nord Stream 2 (vừa bị Đức ngưng phê duyệt) giảm 35%.
Theo đánh giá của Tổng thống Mỹ Joe Biden, các biện pháp trừng phạ sẽ cô lập Nga khỏi nền kinh tế toàn cầu.
Mặc dù các lệnh trừng phạt được phương Tây dồn dập đưa ra nhưng tất cả đều chưa nhắm tới Tổng thống Nga Putin.
Bên cạnh đó, Mỹ và các đồng minh cũng chưa nhắm vào ngành năng lượng của Nga hay loại Nga khỏi hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc tế. SWIFT cho biết mình là hệ thống của một sự hợp tác toàn cầu có quan điểm trung lập.
Cuộc trừng phạt sẽ kéo dài.
Trên thực tế, phương Tây chưa động tới 3 điểm nhạy cảm nhất. Đó chính là một lệnh trừng phạt trực tiếp lên ông Putin, loại Nga khỏi SWIFT và đánh vào sức mạnh năng lượng của nước Nga.
Trong cuộc khủng hoảng năm 2014, Mỹ và EU cũng không động đến 3 điểm nhạy cảm này bởi hậu quả có thể rất to lớn đối với cả Nga và thế giới.
Hiện tại, châu Âu vẫn phụ thuộc nặng nề vào năng lượng của nước Nga. Không những thế, nguy cơ về khả năng một cuộc chiến thế giới cũng không hề nhỏ.
Theo Reuters, Mỹ và các đồng minh hiện vẫn chưa thống nhất được việc nên cứng rắn tới mức nào với Nga. Các biện pháp trừng phạt vừa được đưa ra mới chỉ được thiết kế nhằm gây ảnh hưởng lâu dài đối với Nga và giảm thiểu ảnh hưởng đến Mỹ và các nước đồng minh.
Mỹ và NATO gần đây đều khẳng định sẽ không đưa quân tới Ukraine.
Hiện tại, chính quyền ông Biden đối mặt nhiều thách thức trong nước, bao gồm tỷ lệ cử tri Mỹ ủng hộ ông giảm xuống mức thấp; lạm phát đang ở mức cao nhất 40 năm. Giá xăng dầu đang tăng rất mạnh. Đảng Dân chủ có thể mất quyền kiểm soát lưỡng viện quốc hội trong cuộc bầu cửa giữa nhiệm kỳ vào cuối năm nay.
Nguồn : https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/tai-chinh/au-my-tung-don-tan-khoc-tt-putin-doi-mat-moi-nguy-tu-ben-trong-818564.html
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 16/5 đã bổ nhiệm Bộ trưởng Lao động Elisabeth Borne làm Thủ tướng mới của nước này sau khi ông Jean Castex đệ đơn từ chức.
Triều Tiên ngày 16/5 báo cáo thêm 8 trường hợp tử vong do "sốt" trong bối cảnh nước này gần đây lần đầu tiên công bố một đợt bùng phát Covid-19.
Một vụ xả súng đã xảy ra ở nhà thờ gần Los Angeles (Mỹ) hôm 15/5, chỉ một ngày sau khi một tay súng sát hại 10 người tại siêu thị bang New York.
Tòa án Tối cao Nhật Bản cho rằng nội dung kháng cáo của luật sư bào chữa cho bị cáo Yasumasa Shibuya là không có cơ sở và giữ nguyên mức án chung thân.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un ngày 12/5 đã ban bố lệnh phong tỏa toàn quốc sau khi nước này ghi nhận ca mắc Covid-19 đầu tiên.
Hôm 12/5, Triều Tiên đã xác nhận trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể Omicron và tuyên bố triển khai hệ thống kiểm soát đại dịch “khẩn cấp tối đa”.
Gần 400 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 đã bị tiêu hủy tại cơ sở của Emergent BioSolutions đóng ở thành phố Baltimore, bang Maryland, do công ty không đáp ứng hoặc duy trì các tiêu chuẩn chất lượng.
Theo thống kê từ Cục Hàng không, quý I các sân bay đã đón tổng cộng 232.000 lượt khách quốc tế, tăng 502% so với cùng kỳ 2021.
Ngày 27/3, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố nước này sẵn sàng trở thành quốc gia trung lập và thoả hiệp về địa vị của vùng Donbass như một phần trong thoả thuận hoà bình, nhưng phải đi kèm điều kiện.
Lực lượng tìm kiếm đã tìm thấy hộp đen thứ hai của chuyến bay MU5735 của China Eastern Airlines, có khả năng cung cấp manh mối quan trọng về vụ tai nạn khiến 132 người thiệt mạng.
Tân Hoa Xã ngày 23/3 cho biết, một trong hai hộp đen ghi lại thông tin của chiếc máy bay xấu số thuộc hãng hàng không China Eastern bị rơi ở khu vực Quảng Tây nước này hai ngày trước đó đã được tìm thấy.
Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov chia sẻ với CNN, “Moscow chỉ có thể sử dụng vũ khí hạt nhân nếu có mối đe dọa thực sự”.
Điện Kremlin cho rằng ý tưởng đưa các điều khoản thỏa thuận hòa bình ra trưng cầu dân ý ở Ukraine sẽ gây bất lợi cho đàm phán song phương.
Tình huống xấu nhất có thể đã xảy ra khi các nhà chức trách Trung Quốc vẫn chưa công bố thông tin nạn nhân sau vụ tai nạn máy bay Boeing 737.
Trong cuộc phỏng vấn với CNN, ông Zelensky đã chia sẻ nhiều vấn đề về NATO và đối thoại với Nga.
Chiến sự Nga - Ukraine vẫn đang ác liệt, căng thẳng leo thang hàng giờ. Cùng với nỗi lo chiến tranh lan rộng, các nước châu Âu cũng đang đối mặt làn sóng tị nạn rất lớn, một số người đã so sánh với cuộc khủng hoảng di cư năm 2015.
Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết khả năng Moscow thanh toán nợ trái phiếu bằng đồng USD đang bị bỏ ngỏ và phụ thuộc vào Mỹ.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 16.3 lên tiếng báo động về số ca nhiễm Covid-19 được ghi nhận đang tăng trở lại trên toàn cầu, dù mức độ xét nghiệm đã giảm đáng kể.
Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 16/3 cho biết, nước này sẽ cấp gói viện trợ vũ khí trị giá 800 triệu USD để hỗ trợ cho Ukraine.
Ông Zelensky nhận định Điều 5 về phòng thủ tập thể của NATO chưa bao giờ “yếu như bây giờ”, đồng thời nói rằng Ukraine sẽ không gia nhập vào tổ chức này nữa.
Nga tuyên bố trừng phạt Tổng thống Mỹ, Thủ tướng Canada và nhiều quan chức hai nước này. Cùng ngày, Nga chính thức rời Hội đồng châu Âu.
Ngày 14/3, Liên minh châu Âu (EU) công bố gói trừng phạt thứ 4 nhằm vào các nhà tài phiệt mới của Nga, trong đó có tỷ phú Roman Abramovich, chủ sở hữu câu lạc bộ bóng đá Anh Chelsea, để trả đũa việc Nga triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine.
Cố vấn Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine, ông Mykhailo Podolyak cho biết vòng đàm phán thứ 4 đã tạm dừng kỹ thuật để 'các phân nhóm công tác làm việc thêm và để làm rõ các định nghĩa nhất định.'
Một thành viên của đoàn đàm phán Nga, Leonid Slutsky, cho biết ông tin rằng "tiến bộ đáng kể" mà ông quan sát được trong các cuộc đàm phán giữa Mátxcơva và Kiev có thể giúp hai bên sớm đi đến một thỏa thuận.
Tổng thống Nga nói với người đồng cấp Belarus một số "chuyển biến tích cực" đã xuất hiện trong đối thoại với Ukraine.
Lãnh đạo của Ả rập Xê-út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) từ chối điện đàm với Tổng thống Biden trong bối cảnh giá dầu biến động mạnh.
Tổng thống Vladimir Putin ngày 8/3 ra lệnh hạn chế hoặc cấm nhập khẩu và xuất khẩu một số sản phẩm và nguyên liệu thô trong năm 2022, theo sắc lệnh về các biện pháp kinh tế đối ngoại đặc biệt nhằm đảm bảo an ninh của Moscow.
Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết Ukraine không còn thúc ép yêu cầu gia nhập NATO và sẵn sàng “thỏa hiệp” về tình trạng hai vùng lãnh thổ ly khai để xoa dịu Moscow.
Các quốc gia và vùng lãnh thổ được đề cập trong danh sách là những đối tượng đã áp đặt hoặc tham gia các lệnh trừng phạt chống Nga sau khi Moskva bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Trên CBS, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết chính phủ Ukraine có sẵn kế hoạch tiếp nối nếu Tổng thống Volodymyr Zelensky tử nạn, tuy không đi vào chi tiết.
Quân đội Hàn Quốc ngày 5/3 cho biết Triều Tiên đã bắn ít nhất một "vật thể phóng không xác định".
Tổng thống Nga Vladimir Putin kêu gọi các nước láng giềng của Nga không leo thang căng thẳng, không áp hạn chế lên Nga và nên tập trung vào việc xây dựng lại quan hệ với Moscow.
Tối 3/3, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Ukraine đã kết thúc, hai bên đồng ý về các hành lang nhân đạo, cũng như khả năng ngừng bắn.
Các lực lượng Nga đã kiểm soát thành phố Kherson, giới chức Ukraine xác nhận. Đây là thành phố lớn đầu tiên của Ukraine rơi vào tay lực lượng Nga.
Các nhà ngoại giao Nga cảnh báo chiến tranh hạt nhân sẽ là thảm họa cho nhân loại và không có ai giành chiến thắng trong cuộc chiến đó.
Nga đồng loạt đánh bom các khu vực trong và ngoài thủ đô Kiev
Ngày 27/2, bà Ursula von der Leyen Chủ tịch Ủy ban châu Âu đã bày tỏ sự ủng hộ rõ ràng đối với việc Ukraine trở thành thành viên của khối, đồng thời gọi đất nước này là "một trong số chúng tôi."
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Ukraine – ông Evgeny Yenin – cho biết các cuộc đàm phán giữa phái đoàn Nga và phái đoàn Ukraine sẽ diễn ra vào sáng 28-2 (giờ địa phương).
Liên minh châu Âu (EU) ngày 24.2 tuyên bố sẽ thi hành những biện pháp trừng phạt mới với Nga để đáp trả “cuộc tấn công man rợ” vào Ukraine mà Nga vừa thực hiện.
“Như những gì chúng ta đã biết về đại dịch này, tôi xin nói rằng đại dịch đã kết thúc”, Bộ trưởng Bộ Y tế Thuỵ Điển Lena Hallengren phát biểu...
Sau khi khôi phục thông quan các cửa khẩu ở Quảng Ninh, phía Trung Quốc sẽ ưu tiên xử lý hàng tồn đọng tại cửa khẩu, đặc biệt là nông sản và hàng đông lạnh.
Hàng trăm xe tải lớn bị ùn ứ ở cửa khẩu biên giới Trung Quốc với Myanmar đã có ảnh hưởng nghiêm trọng tới hàng hóa dễ hỏng như hoa quả.
Ngày 19/10, Triều Tiên dường như đã sử dụng tên lửa đạn phóng từ tàu ngầm trong vụ thử tên lửa mới nhất diễn ra sáng cùng ngày.
SKĐS - Biến thể R.1 đã được phát hiện ở ít nhất 31 quốc gia trên thế giới, đang gây lo ngại tại Nhật Bản và 47 bang của Mỹ.
Ít nhất 12 người bị thương và một người thiệt mạng khi một tay súng bất ngờ nổ súng tại một siêu thị ở Tennessee, Mỹ hôm qua (23/9).
Chính phủ Ấn Độ hôm 23/9 đã cho phép Viện Công nghệ sinh học THSTI của Ấn Độ thử nghiệm khả năng sinh miễn dịch của vaccine Nanocovax.